Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà

Focus On Finding The Right Solution


Bình luận về bài viết này

XÂY DỰNG LẠI TÍN DỤNG SAU KHI KHAI PHÁ SẢN

creditcards
Bạn vẫn còn phải sống dựa vào thẻ tín dụng? Bạn không biết được bạn có thể hoặc nên xài bao nhiêu? Bạn cần giành dụm tiền để về hưu? Sau đây là một vài tư vấn về tài chánh bạn nên biết thêm.

Hỏi: Vài năm trước đây, một đứa con của chúng tôi bị bệnh và bác sĩ khám ra rằng nó bị một chứng bệnh liên quan đến Gen và không thể chữa được. Số nợ khám bệnh cho con chúng tôi càng ngày càng chồng chất và sau đó một trong hai chúng tôi lại phải ở nhà chăm sóc cho con. Vấn đề này đã dẫn đến sự khai phá sản và chúng tôi được bãi nợ năm 2011. Chúng tôi đã được quyền giữ lại căn nhà và hai chiếc xe của chúng tôi. Tất cả đều vẫn còn nợ và cho đến nay chúng tôi vẫn trả đầy đủ và đúng lúc.

Chúng tôi muốn xây dựng lại điểm tín dụng càng nhanh càng tốt nhưng không có công ty nào đồng ý cho chúng tôi mượn tiền để làm việc này. Không phải là chúng tôi muốn có thẻ tín dụng mới, chúng tôi chỉ muốn làm tăng điểm tín dụng (FICO) lên như số điểm khi xưa chúng tôi đã có. Chúng tôi đang phân vân không biết có nên lấy một thẻ ngân hàng trả trước (prepaid bank card) để xây dựng lại điểm tín dụng.

Đáp: Tôi thật xin lỗi khi nghe vấn đề bạn đang phải đối đầu. Khi một người thân của mình bị bệnh tật, hầu hết chúng ta sẽ tìm mọi cách để họ có được một sự chăm sóc tốt nhất. Nhưng cũng vì vậy chúng ta sẽ phải trả một hóa đơn bệnh viện rất lớn.

Lúc này là lúc bạn cần phải tìm đúng hướng đi trong vấn đề tài chánh. Khai Phá Sản không phải là tận thế! Đối với một số người, nó là một sự bắt đầu mới.

Bước đầu tiên để xây dựng lại tín dụng và điểm FICO là tiếp tục trả đầy đủ và đúng lúc các số nợ còn lại. Khi xét đơn để cho vay tiền, các công ty cho vay thường nhìn vào lý lịch của bạn sau khi khai phá sản. Nếu họ thấy bất cứ thông tin gì có thể làm giảm uy tín của bạn sau khi đã được bãi nợ, họ có thể sẽ từ chối việc cho bạn vay tiền. Nhất là khi bạn vay tiền mua nhà.

Điểm FICO được cân nặng dựa vào các hoạt động liên quan đến tín dụng của bạn trong hai năm cuối của trước khi bạn điền đơn vay tiền. Thẻ ngân hàng trả trước sẽ không giúp bạn nâng điểm tín dụng. Thật ra nó không làm được gì cho bạn vì nó có liên quan đến ngân khoản của bạn và ngân hàng sẽ không thông báo hoạt động tín dụng của bạn cho các cơ quan tín dụng.

Để bắt đầu xây dựng lại tín dụng của bạn khi không có công ty nào chịu cho vay, bạn nên xin một “thẻ tín dụng có thế chân” (secured credit card). Bạn có thể xin một thẻ tín dụng có thế chân khi bạn mở một ngân khoản với một ngân hàng hoặc công ty có cho vay kiểu này. Bạn cần phải mở một ngân khoản và sau đó bỏ vào một số tiền, thí dụ khoảng $300. Sau đó ngân hàng này sẽ cho bạn một thẻ Visa hoặc MasterCard với giới hạn bằng với số tiền bạn bỏ vào.

Thẻ tín dụng này cũng sẽ được thông báo với các cơ quan tín dụng không khác gì các thẻ tín dụng khác. Bạn nên đến các ngân hàng địa phương hoặc vào trang http://www.bankrate.com để tìm danh sách các ngân hàng có thẻ tín dụng có thể chân.

Bạn nên mua những món hàng nhỏ mỗi tháng. Trả hết số nợ hàng tháng, hoặc giữ số nợ dưới 30% của giới hạn tín dụng. Những hoạt động này sẽ được báo cáo trên bản tín dụng của bạn và giúp bạn nâng điểm FICO lên. Bạn có thể làm ra hai hay ba thẻ tín dụng có thế chân như vậy.

Để tìm hiểu thêm, xin liên lạc Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com
All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

CẢM GIÁC CÓ LỖI KHI ĐỐI DIỆN VIỆC KHAI PHÁ SẢN

bankruptcy

Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi bạn phải đối diện với việc khai phá sản, bạn nên nhớ rằng: có rất nhiều người khác cũng đang đối diện với những trường hợp tương tự như vậy. Theo thông báo của American Bankruptcy Institute, chỉ riêng năm rồi hàng triệu công dân Mỹ đã khai phá sản. Mọi người khai phá sản đến từ các tầng lớp khác nhau, và có những thu nhập khác nhau. Người ta phải khai phá sản vì rất nhiều lý do khác nhau, trong đó có thể vì phải ly dị, phải trả tiền bệnh viện quá nhiều, bị mất việc làm, hoặc thiếu nợ thẻ tín dụng.

Cho dù họ có những lý do khác nhau nhưng mọi người đều có cùng một lý do tương tự, đó là họ nhận ra rằng họ có một vấn đề rất lớn mà họ không thể tự mình giải quyết được. Khai phá sản sẽ cho một người thiếu nợ nhiều thêm một cơ hội nữa. Bạn cũng vậy, bạn có thể hưởng được cơ hội thứ hai này bằng cách khai phá sản.

Nên nhớ rằng: nếu bạn phải đắn đo về việc khai phá sản, số nợ của bạn có thể đã quá nhiều đến nỗi bạn sẽ không bao giờ trả hết được. Bạn thà rằng phải khai phá sản, hay bạn thà rằng phải chịu đựng một gánh nặng về tài chánh không cần thiết cho đến cuối cuộc đời? Nếu bạn đã lập gia đình, số nợ này có thể sẽ gây trở ngại đến việc hỗ trợ gia đình bạn.

Bạn cũng nên cân nhắc đến những tai hại bạn sẽ gây ra khi không trả nợ đều đặn. Trả nợ trễ nhiều lần cũng là một điều các công ty cho vay thường để ý đến. Chúng tôi muốn nêu ra điều này vì có rất nhiều người nghĩ rằng khai phá sản sẽ ảnh hưởng đến tín dụng của họ. Có một số nợ lớn và không trả đều đặn cũng ảnh hưởng rất lớn đến tín dụng của bạn rồi.

Cho nên KHAI PHÁ SẢN CÓ THỂ LÀ BƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG LẠI TÍN DỤNG CỦA BẠN. Lý do này rất đơn giản vì bạn cần phải bỏ đi số nợ đó trước để bạn có thể bắt đầu xây dựng lại tín dụng. Nếu bạn không thể nào trả hết số nợ, khai phá sản có thể là một cách duy nhất để bãi nợ.

Ngoài ra, NHÀ CỮA VÀ XE CỘ CỦA BẠN CŨNG CÓ THỂ BỊ TỊCH THU nếu bạn chờ quá lâu trước khi quyết định khai phá sản. Các công ty cho vay có thể tịch thu tài sản của bạn nếu bạn không giải quyết số nợ cho họ.

Khai phá sản có thể là một vấn đề khó quyết định, nhưng bạn cần phải hành động ngay để bạn có thể cải thiện được hoàn cãnh của mình. Khai phá sản có thể loại trừ được những vấn đề nhức óc trong cuộc đời và bảo vệ được một số tài sản của bạn. Bạn cũng có thể chỉnh sửa lại những sai lầm về tài chánh và tiến đến một tương lai sáng lạng hơn.

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com

Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

Khai phá sản đã xong… Bây giờ phải làm gì đây?

Hướng dẫn cách mua nhà mới sau khi khai phá sản

AsianFamily_iStock_000006801430Medium

Khai phá sản không phải là một quyết định dễ dàng. Bạn đã được giải thoát khỏi cái quá khứ tối tăm, và bây giờ đang trên con đường xây dựng lại tín dụng của mình. Hãy tự hào là bạn đã vược qua những khó khăn đó. Có một vài chi tiết mà các nhà băng cho vay đòi hỏi khi bạn muốn mua một căn nhà mới. Danh sách sau đây sẽ hướng dẫn bạn đi đúng hướng để có thể mua nhà mới nhanh chóng hơn:

Thời Gian Chờ Đợi

Khai Phá Sản Chương 7

– Tôn chỉ của FHA/VA loan đòi hỏi bạn phải chờ đợi 24 tháng kể từ ngày bạn được xoá nợ.

– Tôn chỉ của conventional loan đòi hỏi bạn phải chờ đợi 48 tháng kể từ ngày bạn được xoá nợ.

Khai Phá Sản Chương 13

– Tôn chỉ của FHA/VA loan đòi hỏi bạn phải trả nợ đều đặn cho 12 tháng kể từ ngày được tòa chấp thuận, và sau đó phải xin phép tòa để mua nhà mới.

– Tôn chỉ của conventional loan đòi hỏi bạn phải chờ đợi khoảng 24-48 tháng từ ngày bạn được xoá nợ hoặc ngày bị bác bỏ hồ sở. Thời gian chờ đợi tuỳ theo từng trường hợp của việc khai phá sản
Thành lập lại tín dụng bằng cách mở ra ba chương mục tín dụng mới và trả đều đặn ít nhất 12 tháng

Hầu hết mọi chương trình vay mượn đều đòi hỏi bạn phải có 3 chương mục tín dụng với một lịch sử tín dụng sạch sẽ trong vòng 12 tháng. Những chương mục tín dụng này có thể là thẻ tín dụng, vay mượn loan để mua xe hơi, xe gắn máy, các phương tiện giải trí, hoặc một món nợ thế chấp nào đó.

Trong lúc thành lập lại tín dụng của bạn, nên nhớ phải kềm chế tiêu xài để có thể mở thêm các chương mục tín dụng khác. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các thẻ tín dụng có bảo đảm (secured credit card). Thẻ tín dụng có bảo đảm cho phép bạn xây dựng tín dụng mà không phải trả lãi cao. Bấm vào đây để xem một danh sách các thẻ tín dụng có bảo đảm: http://www.credit.com/products/creditcards/secure.jps. Nên duy trì số tiền mượn với tỉ lệ khoảng 30% của mức định, đây là cách tốt nhất để xây dựng điểm tín dụng.

Tiền thế chấp – Ít nhất là 3.5 %

Hầu hết các chương trình vay mượn đều đòi hỏi bạn bỏ xuống 3.5% tiền thế chấp, tuỳ theo chương trình nào. Số tiền thế chấp này có thể lấy ra từ nhiều chương mục khác nhau như: checking/savings, quà tặng (gift funds), 401K, tiền hưu, các chương mục chính khoán, v.v… Các chương trình vay mượn 100% cũng có qua các chương trình đặt biệt. Nên hỏi thêm chi tiết về vấn đề này.

Trước khi bạn bắt đầu tìm cách vay mượn, nên biết chắc chắn là số tiền thế chấp sẽ đến từ đâu. Nên nhớ phải duy trì tài liệu của nguồn gốc của quỹ tiền này.

Quỹ Dự Trữ

Mặt dầu quỹ dự trữ không bị bắt buộc bởi các nhà băng cho vay, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên dự trữ khoảng 3-6 tháng tiền nhà trong trường hợp khẩn cấp sau khi mua nhà mới.

Lịch Sử Việc Làm

Nhà băng cho vay sẽ đòi hỏi bạn phải có một lịch sử việc làm ít nhất 2 năm. Và bạn sẽ phải có một giải thích trong trường hợp thay đổi việc làm thường xuyên, hoặc mất việc làm trong một thời gian dài hơn 3 tháng.. Nên duy trì tất cả các W-2, giấy tờ khai thuế, và paystubs.

Theo Dõi Tín Dụng Của Mình

Bạn cần phải trả mọi tiền nợ đúng lúc (không trễ quá 30 ngày) và xác định lại rằng những số nợ dính dáng đến việc khai phá sản đã được thông báo chính xác. Nên nói chuyện với chúng tôi về vấn đề kéo thông cáo tín dụng (credit report) của bạn và việc theo dõi thông cáo này trong lúc chuẩn bị thủ tục mua nhà.

Giữ Lại Mọi Giấy Tờ Quan Trọng

Giữ lại tất cả các giấy tờ quan trọng. Nếu bạn không giữ lại giấy tờ, những công sở khác cũng có thể không giữ lại gì cả. Nên giữ lại bản sao của giấy xóa nợ và tất cả các giấy tờ dính dáng đến vấn đề đó. Bạn sẽ phải cung cấp những giấy tờ này cho nhà băng cho vay khi bạn muốn mua nhà mới.

Tìm Một Chuyên Gia Địa Ốc

Khi bạn đã gần đến lúc phải mua nhà, nên phỏng vấn một vài chuyên gia địa ốc để họ có thể giúp đở bạn trong vấn đề tìm nhà mua. Quyết định bạn muốn tìm nhà ở vùng nào và sau đó hỏi người quen giới thiệu một chuyên gia địa ốc của vùng đó. Làm việc với chuyên gia địa ốc sẽ giúp bạn tránh khỏi những khúc mắc trong vấn đề mua bán địa ốc. Chúng tôi có làm việc với một vài chuyên gia địa ốc có thể giúp cho bạn tìm mua nhà.

Nên Nắm Thế Chủ Động

Chúng tôi muốn nhắc lại rằng, đây là tương lai của chính bạn. Nên sử dụng các chuyên gia trong nghề để giúp bạn bởi vì họ am hiểu mọi vấn đề trong ngành hơn những kẻ tự cho là họ biết nhiều như các đa dịch vụ (multi services). Nên truyền đạt những cần thiết của bạn với các chuyên gia để bạn có thể làm chủ được tương lai của chính mình.

Cất bước đi đầu tiên theo đúng hướng đi là chìa khóa của việc xây dựng lại tài chính của bạn. Nếu bạn đã đọc đến đây thì bạn đã cất bước đi đầu tiên theo đúng hướng rồi. Hãy liên lạc với chúng tôi để chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch cho bạn và gia đình. Để tìm hiểu thêm chi tiết xin liên lạc

Kara Robbins – Mortgage Loan Officer
Security National Mortgage Company
ĐT Cầm Tay: 801-628-3573
ĐT Văn Phòng: 801-838-9822
Email: KRobbins@SNational.com
NMLS# 246729

Alexis Huynh – Chuyên Viên Địa Ốc
Equity Real Estate
ĐT Văn Phòng: (801) 913-8538
ĐT Cầm Tay: (801) 953-3354
Fax: (801) 762-6539
Email: quangtu@haisystem.com
http://www.AlexisHuynh.com

Luật Sư Jennifer Hà:
Điện thoại: 801-864-0307 (Tiếng Việt)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

Lượng người khai phá sản đang giảm, nhưng Utah vẫn đứng thứ tư trong toàn U.S.

Lượng người khai phá sản giảm bớt 13% trong 9 tháng đầu năm 2012

Dịch theo bài viết của Steven Oberbeck – The Salt Lake Tribune

slidegallery

Lượng người dân Utah khai phá sản đã giảm đi rất nhiều trong thời gian gần đây. Tiểu bang Utah đang theo đà để lần đầu tiên thấy được sự giảm sút đáng kể trong việc khai phá sản kể từ khi Quốc Hội tu chỉnh lại luật năm 2005 làm khó hơn để khai phá sản.

Cho dù có giảm bớt, số người khai phá sản ở Utah vẫn còn rất cao so với toàn quốc khi tiểu bang đang đứng thứ tư trên toàn quốc trong vòng 9 tháng đầu năm 2012 – khoảng 5.99 đơn khai cho mỗi 1,000 người dân Utah, theo thông báo của American Bankruptcy Institute.

Tỷ lệ khai phá sản trên toàn quốc là 3.97 đơn khai cho mỗi 1,000 người.

Theo ông David Sime, thư ký của U.S. Bankruptcy Court for Utah, số người khai phá sản ở Utah đã giảm bớt 13% trong vòng 9 tháng đầu năm.

“Chúng tôi thấy được một sự giảm sút rất đều đặn, và tỷ lệ đã trở lại giống như năm 2011,” ông nói.

Tỷ lệ khai phá sản trên toàn quốc cũng đang giảm bớt 14% theo thông báo của American Bankruptcy Institute, một tổ chức vô lợi nhuận chuyên môn theo dõi về vấn đề phá sản.

“Chúng ta vẫn còn giữ được tốc độ để có con số thấp nhất trong toàn bộ các đơn khai phá sản [của cả nước] từ trước khi có sự khủng hoảng tài chính năm 2008,” giám đốc Samuel J. Gedano nói. “Lãi xuất thấp và lượng tiêu xài thấp trong người tiêu dùng sẽ tiếp tục làm chậm lại con số khai phá sản cho đến cuối năm 2012.”

Mặc dù số người khai phá sản đang giảm bớt một cách đáng kể năm nay, nhưng lượng người Utah tìm sự giúp đỡ về các vấn đề tài chính vẫn không giảm đi chút nào. Họ vẫn cố gắng tìm mọi cách để tránh phải đi đến giải pháp cuối cùng cho các số nợ và sự thiếu tiền trong ngân khoản của họ.

“Việc kinh doanh của chúng tôi không bị xuống dốc hoàn toàn. Nhưng hình như chúng tôi thấy được nhiều người bắt đầu thắt chặt lại sự tiêu xài và chủ động hơn trong việc xử lý nợ nần của họ,” ông Preston Cochrane, giám đốc của AAA Fair Credit Foundation trong Thành Phố Salt Lake nói.

Ông Cochrane còn nói thêm là, tuy nhiên, nếu ông ta phải đoán là tại sao số ngượi khai phá sản giảm bớt một cách trầm trọng như vậy, thì nó sẽ tại vì sự khủng hoảng kinh tế và sự chậm chạp trong hồi phục kinh tế cho nên người dân Utah không có tiền để khai phá sản. “Nhiều người vẫn đang ráng chờ đợi vì họ nghĩ rằng họ sẽ lấy lại được tiền thuế, hoặc họ không muốn phải đối đầu với những ngày lễ sắp tới với việc khai phá sản.”

Trong 12,680 người đã khai phá sản năm nay, khoảng 32% đã nộp đơn theo Chương 13 (Chapter 13), theo báo cáo của U.S. Bankruptcy Court for Utah. Chương 13 cho quyền người sử dụng – hầu hết là những người làm công – một cơ hội để vạch ra một kế hoạch để trả lại số nợ của họ trong một thời gian nào đó.

Còn 68% còn lại đã nộp đơn theo Chương 7, đòi hỏi phải có một ủy viên quản trị để thanh toán các tài sản của con nợ và sau đó phân phối lại cho các chủ nợ.

Để biết thêm chi tiết xin liên lạc Luật Sư Jennifer Hà:
Điện thoại: 801-864-0307
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

Bankruptcy (Phá Sản) Có Phải Là Phương Pháp Tốt Nhất Cho Bạn?

SỰ PHÁ SẢN LÀ GÌ?
Sự phá sản thật ra chỉ là một tiến trình đã được lập ra bởi một số luật liên bang để cho mội người một cơ hội để “làm lại từ đầu” bằng cách huỷ bỏ các số nợ qua lệnh của toà.
Khi một người đã công bố phá sản, các chủ nợ phải ngưng ngay lập tức mọi cố gắng để thu hồi số nợ của họ để con nợ tránh được những áp lực của các chủ nợ. Sự phá sản cũng có thể ngưng lại một sự bán nhà để tịch thu còn chưa giải quyết xong, một sự tịch thu lương bổng, hoặc một hăm doạ đòi chiếm hữu lại tài sản. Trong một vụ khai phá sản, hầu hết các chủ nợ không thể gọi, viết thư, hoặc thưa kiện quý vị sau khi quý vị đã công bố phá sản.
Những gì sự phá sản không bảo vệ
Có những việc mà sự phá sản cá nhân sẽ không bảo vệ được. Một sự phá sản cá nhân thường không xoá bỏ những số tiền nuôi dưỡng trẻ em, tiền cấp dưỡng vợ chồng, tiền phạt, tiền thuế, và một số tiền vay học mà quý vị có thể có.

LUẬT PHÁ SẢN CỦA TIỂU BANG UTAH

CHƯƠNG 7 và CHƯƠNG 13

SỰ PHÁ SẢN CHƯƠNG 7 – Sự phá sản Chương 7 thường được biết là sự khai phá sản để thanh toán nợ. Khái niệm của Sự Phá Sản Chương 7 là tất cả mọi tài sản không được bảo vệ sẽ trở thành tài sản của sự phá sản và sẽ bị bán đi để thanh toán nợ bởi uỷ viên quản trị. Những thu nhập sau khi bán sẽ được chia cho các chủ nợ. Tuy nhiên, trong phần lớn của các vụ án phá sản Chương 7, hầu hết các tài sản của con nợ được miễn khỏi sự thi hành dưới luật của tiểu bang và liên bang. Cho nên, trong hầu hết các vụ án, một con nợ có thể công bố phá sản qua Chương 7 và vẫn được quyền giữ lại tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản của họ. Trong Chương 7, con nợ được công nhận là đã thanh toán nợ trên các thẻ tính dụng, hoá đơn tiền bệnh, và các số nợ tương tự, cộng thêm các số nợ được thế chấp bởi xe cộ, nhà cửa, tài sản riêng hoặc bất cứ tài sản gì con nợ đã giao nộp cho các chủ nợ. Một con nợ có thể có quyền chọn cách giữ lại tài sản (chẳng hạn như một chiếc xe) đã dùng để thế chấp cho một số nợ nếu con nợ đồng ý tiếp tục trả nợ trên số tài sản mà con nợ đã quyết định giữ lại.

SỰ PHÁ SẢN CHƯƠNG 13 – Dưới Chương 13, con nợ giữ lại tất cả các tài sản của họ, và con nợ sẽ tạo ra một kế hoạch mà họ đề xuất ra đễ trả lại cho các chủ nợ tất cả hoặc một phần của số nợ thiếu trong một thời gian chừng 3 đến 5 năm. Con nợ phải trả một số tiền hằng tháng cho uỷ viên quản trị trong khoảng thời gian đã đề ra, và uỷ viên quản trị sẽ chia số tiền này ra cho các chủ nợ dựa theo con số và thứ tự đã định ra trong kế hoạch. (Một số món nợ như những tiền nợ có thế chấp dài hạn có thể được trả ngoài kế hoạch này). Số tiền trả nợ trong kế hoạch là một con số bằng với tất cả số tiền thu nhập còn dư của con nợ và vợ/chồng của con nợ. Số tiền thu nhập còn dư là tất cả các thu nhập của con nợ và vợ/chồng của con nợ còn thừa ra sau khi đã trừ ra số tiền cần thiết để cấp dưỡng cho con nợ và mọi người được bảo hộ bởi con nợ.
Có rất nhiều sự lựa chọn rất thú vị và có giá trị cho con nợ trong các vụ án phá sản Chương 13 mà không có trong các vụ án phá sản Chương 7. Thí dụ như, những số tiền nợ có thế chấp còn lại của các chủ nợ có thể giải quyết được trong kế hoạch của Chương 13. Điều này rất có giá trị cho các con nợ đang trả trể trên các món nợ nhà cửa của họ. Ngoài ra, những món nợ có thế chấp chỉ cần được trả đủ dựa theo giá trị của món vật dùng để thế chấp. Nợ nhà cửa có những luật lệ đặc biệt dưới những bổ túc mới nhất trong trường hợp này.

Để biết thêm chi tiết xin liên lạc Luật Sư Jennifer Hà tại:

JLJ LAW GROUP, PLLC
877-819-0578