Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà

Focus On Finding The Right Solution


2 bình luận

Toà Án Tối Cao Xem Xét Kế Hoạch Nhập Cư Của Tổng Thống Obama

supreme_court_immigration
Toà án tối cao Mỹ hôm 19 Tháng Một ra thông báo sẽ quyết định phân xử một sự kiện đối với kế hoạch nhập cư của Tổng Thống Obama.

Kế hoạch này nhằm cho phép hàng triệu ngưởi nhập cư không giấy tờ được phép làm việc và hưởng các quyền lợi một cách hợp pháp ở Mỹ.

Tổng thống ra sắc lệnh ngăn chặn việc trục xuất những người này hơn một năm trước, tuy nhiên toà án liên bang buộc phải đình chỉ áp dụng do bị khiếu nại bởi Texas và 25 bang khác. Từ đó, gần 4,3 triệu người nhập cư rơi vào tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý.

Toà tối cao có thể sẽ đưa ra phán quyết vào mùa hè tới. Nếu được toà án chấp nhận, đây sẽ được coi là một trong những thành tích lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng Thống Obama và nó sẽ có hiệu lực trước khi ông bàn giao chức vụ tổng thống cho người kế nhiệm.

Phán quyết của toà án tối cao xảy ra vào dịp bầu cử tổng thống và có khả năng trở thành trọng tâm chính trong chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên Đảng Cộng Hoà khi họ cho rằng tổng thống đã lạm quyền khi ban hành kế hoạch nêu trên.

Sắc lệnh hành chính của Tổng thống Obama có mục đích ngăn chặn việc trục xuất gần 4,3 triệu người là cha mẹ của các công dân Mỹ và thường trú nhân (DAPA) và mở rộng của chương trình tạm hoãn trục xuất những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu thơ nhưng lớn lên tại Mỹ (DACA) năm 2012.

Kế hoạch của tổng thống cho phép những người này được ở lại Mỹ hợp pháp và có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc tại nước này.

Karen Tumlin của Trung Tâm Luật Di Trú Quốc Gia cho biết “Hàng triệu gia đình đã phải chờ đợi gần một năm cho kế hoạch này có hiệu lực. Bây giờ họ sẽ có một ngày dài tại toà án tối cao để nghe phán quyết có tầm quan trọng về đạo đức và pháp lý này”.

Tổng chưởng lý bang Texas, ông Ken Paxton, người dẫn đầu phe kiện tụng chính quyền Obama cho rằng hành động đơn phương của Tổng Thống Obama là hành động trái hiến pháp và vi phạm Luật Tố Tụng Hành Chính, một luật đã được lập ra nhằm xem xét lại cách cơ quan liên bang lập ra luật lệ.

Ông Paxton lập luận trong các tài liệu trình lên toà án rằng “Cơ quan hành pháp có quyền không trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp trên cơ sở cá nhân”, nhưng điều đó không bao gồm “quyền thay đổi những hành vi bất hợp pháp thành hợp pháp, hoặc hành vi nhập cư bất hợp pháp, hoặc thay đổi phân loại di trú đã được luật định của một người nhập cư”.

Ông Paxton cho rằng kế hoạch nói trên là một trong những “thay đổi lớn nhất trong chính sách nhập cư trong lịch sử quốc gia của chúng ta” và rằng bang của ông có một điểm tựa để kiện một phần vì nó sẽ phải chịu gánh nặng và chi phí cho việc cấp thêm giấy phép lái xe.

Trong tuyên bố hôm Thứ Ba, ông Paxton cho rằng việc kiện tụng này sẽ làm Toà Án Tối Cao “công nhận tầm quan trọng của việc phân chia quyền lực”.

“Khi toà án liên bang đã xét xử 3 lần, phải có những hạn chế trên quyền hạn của một tổng thống, và những hạn chế này đã bị vượt quá khi Tổng Thống đơn phương tìm cách hợp pháp hoá quy chế định cư cho hơn 4 triệu người nhập cư bất hợp pháp.” Ông Paxton tuyên bố “Toà án cần khẳng định những gì Tổng Thống Obama đã từng nói trên hơn 20 lần rằng ông ấy không thể đơn phương viết lại luật của Quốc Hội đã lập ra và phá vỡ quyền đại diện của nhân dân”.

Chính quyền Obama cho rằng những hành động này chiếu theo quyền tuỳ hành xử và Texas cũng như các bang khác thiếu cái mà họ coi là “điểm tựa” để có thể thách thức họ trước Toà.

Cố Vấn Pháp Luật của Toà Tối Cao, Donald B. Verilli lập luận trong hồ sơ toà án rằng nếu phán quyết của toá án cấp dưới mà không được xem xét lại, nó sẽ cho phép các bang “làm hỏng đi việc thi hành l uật di trú quốc gia của chính phủ liên bang”.

Source: http://www.cnn.com/2016/01/19/politics/supreme-court-to-take-up-obama-immigration-actions/index.html

Quyết định này sẽ ảnh hưởng nhiều với nhiều người Việt sinh sống tại Mỹ. Để tìm hiểu thêm xin liên lạc với Tổ Hợp Luật JLJ Law Group.

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com

Tổ Hợp Luật Sư Jennifer Hà:
Điện thoại:
 801-883-8204
 Tiếng Việt: 801-864-0307
Email: jha@jljlawgroup.com

http://www.attorneyjenha.com


1 bình luận

XẾP HÀNG ĐỂ ĐƯỢC DI CƯ SANG HOA KỲ: AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC ƯU TIÊN NHẤT VÀ CÁI HÀNG ĐÓ DÀI BAO NHIÊU?

Volunteers Assist Immigrants With Citizenship Applications
Nếu nói đến một vấn đề di trú được tranh luận nhiều nhất thì đó phải là vấn đề này: Nếu một người di cư bất hợp pháp muốn được chính thức chấp nhận là hợp pháp, họ sẽ phải xếp hàng phía sau cùng. Tổng Thống Obama và các thành viên của Quốc Hội và Thượng Nghị Viện đã tiến triển cái ý tưởng về việc cho phép những người hiện sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ có quyền làm công dân bằng cách nói họ ra xếp hàng phía sau để mà chờ xin giấy phép. Nhưng thật ra những đang đứng xếp hàng để chờ? Và cái hàng đó dài bao nhiêu?

Trong thực tế, không có một cái hàng nào để các dân di cư có thể đứng vào và chờ đợi.
“Nói đến cùng thì cái hàng đó không có tồn tại trong hệ thống di trú chúng ta hiện có. Hệ thống hiện giờ có các diện di trú như: diện bảo lãnh gia đình và diện xin sang Mỹ làm việc, nhưng chính phủ lại hạn chế số người được phép di cư trong các diện này. Và cái hệ thống này thật sự không có hữu hiệu cho lắm.” Bà Annaluisa Padilla, một luật sư di trú cũng là thư ký của Hiệp Hội Luật Sư Di Trú nói về hệ thống di trú hiện tại.

2013-04_2245853_waitinglist_v1

Đây là bốn cách thức chính mà những người từ nước khác có thể trở thành công dân Mỹ:

Diện bão lãnh thân nhân: Một người sinh sống hợp pháp ở Mỹ và có đủ điều kiện có thể làm đơn xin cho phép mang thân nhân sinh đẽ từ nước khác sang Mỹ. Công dân Mỹ có thể xin thẻ xanh cho vợ chồng, cha mẹ, con cái, và anh em sang Mỹ. Cư dân có hộ khẩu thường trú hợp pháp hoặc những ai đã có thẻ xanh có thể làm đơn xin cho vợ chồng và con cái chưa lập gia đình của họ sang Mỹ. Số thị thực được cấp hàng năm: 226,000.

Diện Xin Ở Lại Làm Việc: Các công xưởng có thể xin giấy phép để người làm của họ có thể điền đơn xin hộ khẩu thường trú qua diện xin ở lại làm việc. Diện xin ở lại làm việc sau đó được chia ra thành các thể loại khác nhau như: người làm có kỹ năng và không có kỹ năng, hoặc người làm có bằng cấp cao. Số thị thực được cấp hàng năm: 140,000.

Diện Tị Nạn/Tị Nạn Chính Trị: Mỗi năm, Tổng Thống được sự hội ý của Quốc Hội để đặt ra một con số để cho phép người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ. Một năm sau đó, những người tị nạn này có thể điền đơn xin hộ khẩu thường trú có hợp pháp. Di dân không được xem là tị nạn hoặc tị nạn chính trị chỉ vì hoàn cảnh nghèo khó của họ hoặc kinh tế kém trong nước của họ. Số thị thực được cấp hàng năm: 90,000.

Xin Visa theo Diện Xổ Số: Chương trình xổ số xin visa hàng năm cho phép cấp 55,000 thẻ xanh cho người từ những nước có tỉ xố di trú sang Mỹ thấp. Các nước có tỉ số di cư sang Mỹ cao không xin được qua diện này. Người xin đơn phải có ít nhất là bằng trung học và hai năm kinh nghiệm làm việc. Số thị thực được cấp hàng năm: 55,000.

2013-04_2245853_waitingtime_v2

Theo Hội Hiệp Luật Sư Di Trú thì thời gian chờ đợi để được cấp thị thực còn tùy theo loại thị thực gì và đơn xin từ nước nào.
Thời gian chờ đợi còn được chia theo nhiều thể loại khác nhau, tùy theo người xin đơn là bà con hay người chồng bảo lãnh vợ, mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi, đã có gia đình hay chưa có gia đình, v.v… Tất cả mọi người nằm trong các thể loại này đều có mức thời gian chờ đợi khác nhau.

Một trong những lý do mà thời gian chờ đợi tùy theo từng nước khác nhau là vì nước Mỹ giới hạn số người di cư từ một nước nào đó, không cần biết có bao nhiêu đơn xin thị thực từ nước đó. Điều Luật Di Trú Toàn Quốc Của Năm 1965 đã thay đổi hệ thống chỉ tiêu, cho phép mỗi nước chỉ được “đóng góp” 7% của toàn bộ số hộ khẩu thường trú hoặc thẻ xanh được cấp trong nước Mỹ hàng năm.

2013-04_2245853_bycountry_v3

Bộ Ngoại Giao Mỹ ước đoán khoảng 4.4 triệu người vẫn còn đang chờ để lấy được hộ khẩu thường trú hợp pháp. Ước đoán này cho thấy cơ hội để lấy được giấy tờ hợp pháp này rất thấp. Thí dụ trong diện bảo lãnh anh em từ Phillipines có người đã bắt đầu thủ tục giấy tờ tư năm 1998 vẫn còn đang phải chờ đợi để được sang Mỹ. Còn diện bảo lãnh con cái chưa lập gia đình từ Mexico có thể đã và đang chờ đợi 20 năm qua.

Cho dù thời gian chờ đợi lên đến mấy niên kỹ như vậy, nhưng những ai muốn di cư qua Mỹ còn có thể còn phải chờ đợi lâu hơn nữa.

Để tìm hiểu thêm, xin liên lạc Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com
All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com


3 bình luận

Thi Quốc Tịch Và Xóa Hồ Sơ Phạm Tội

Làm ơn tư vấn giúp tôi về vấn đề thi quốc tịch. Chân thành cám ơn.
Cách đây kô lâu tôi đã bị dính vào tội tiểu hình (lấy món đồ giá trị dưới 100 đô). Tòa án phạt tôi 25 tiếng làm công ích. Tôi hoàn thành đủ 25 tiếng và ra tòa lần 2 để trình kết quả này. Tôi được tòa án xóa bỏ hồ sơ. Nhưng khi tới sở cảnh sát địa phương nơi tôi ở để kiểm tra hồ sơ của tôi, thì được biết tội của tôi vẫn còn trong hồ sơ. Tôi muốn đi thi quốc tịch, nhưng vẫn kô biết nên ghi thế nào trong hồ sơ đăng ký thi quốc tịch (trả lời phần mang tội pháp luật? nên nói có hay kô? Nếu tôi nói kô sẽ thế nào? Bao lâu thì hồ sơ đen của tôi được xóa bỏ? Nay tôi đang rất muốn được đi thi quốc tịch, làm thế nào hồ sơ đen hoàn toàn được xóa hết bây giờ mà kô phải đợi quá lâu. Xin làm ơn email cho tôi giải đáp giúp tôi những thắc mắc của tôi thật rõ ràng để tôi hiểu được vấn đề được rõ nhiều hơn và kô phải quá lo lắng. Tôi xin chân thành cám ơn rất nhiều. Xin chào.

Trả lời của Luật Sư Jennifer Hà:

Chào Anh N,
Dưới luật di trú nước Mỹ thì một người đã từng phạm tội vẫn có thễ thi quốc tịch nếu tội của họ không mang hình phạt quá một năm, và họ không bị phạt tù giam quá 6 tháng.
Trong trường hợp của anh, theo tôi đoán thì anh chỉ bị phạm tội Class B Misdemeanor thôi. Trong tiểu bang Utah, một người bị phán tội Class B Misdemeanor chỉ bị tù tối đa là 6 tháng mà thôi. Vì vậy, dù anh có khai vụ án này thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc thi quốc tịch.

Nếu anh muốn hoàn toàn xoá bỏ hồ sơ đen của anh, anh chỉ cần nộp đơn đến toà để xin phép xoá bỏ. Hiện giờ, tuy hồ sơ của toà ghi rõ là anh đã hoàn tất 25 giờ công ích, nhưng hồ sơ đen của anh vẫn được báo cáo tại sở cánh sát. Để biết thêm chi tiết về vấn đề xoá bỏ hồ sơ đen của anh,  để biết thêm chi tiết xin liên lạc Luật Sư Jennifer Hà tại:

JLJ LAW GROUP, PLLC
801-883-8204