Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà

Focus On Finding The Right Solution


2 bình luận

Toà Án Tối Cao Xem Xét Kế Hoạch Nhập Cư Của Tổng Thống Obama

supreme_court_immigration
Toà án tối cao Mỹ hôm 19 Tháng Một ra thông báo sẽ quyết định phân xử một sự kiện đối với kế hoạch nhập cư của Tổng Thống Obama.

Kế hoạch này nhằm cho phép hàng triệu ngưởi nhập cư không giấy tờ được phép làm việc và hưởng các quyền lợi một cách hợp pháp ở Mỹ.

Tổng thống ra sắc lệnh ngăn chặn việc trục xuất những người này hơn một năm trước, tuy nhiên toà án liên bang buộc phải đình chỉ áp dụng do bị khiếu nại bởi Texas và 25 bang khác. Từ đó, gần 4,3 triệu người nhập cư rơi vào tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý.

Toà tối cao có thể sẽ đưa ra phán quyết vào mùa hè tới. Nếu được toà án chấp nhận, đây sẽ được coi là một trong những thành tích lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng Thống Obama và nó sẽ có hiệu lực trước khi ông bàn giao chức vụ tổng thống cho người kế nhiệm.

Phán quyết của toà án tối cao xảy ra vào dịp bầu cử tổng thống và có khả năng trở thành trọng tâm chính trong chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên Đảng Cộng Hoà khi họ cho rằng tổng thống đã lạm quyền khi ban hành kế hoạch nêu trên.

Sắc lệnh hành chính của Tổng thống Obama có mục đích ngăn chặn việc trục xuất gần 4,3 triệu người là cha mẹ của các công dân Mỹ và thường trú nhân (DAPA) và mở rộng của chương trình tạm hoãn trục xuất những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu thơ nhưng lớn lên tại Mỹ (DACA) năm 2012.

Kế hoạch của tổng thống cho phép những người này được ở lại Mỹ hợp pháp và có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc tại nước này.

Karen Tumlin của Trung Tâm Luật Di Trú Quốc Gia cho biết “Hàng triệu gia đình đã phải chờ đợi gần một năm cho kế hoạch này có hiệu lực. Bây giờ họ sẽ có một ngày dài tại toà án tối cao để nghe phán quyết có tầm quan trọng về đạo đức và pháp lý này”.

Tổng chưởng lý bang Texas, ông Ken Paxton, người dẫn đầu phe kiện tụng chính quyền Obama cho rằng hành động đơn phương của Tổng Thống Obama là hành động trái hiến pháp và vi phạm Luật Tố Tụng Hành Chính, một luật đã được lập ra nhằm xem xét lại cách cơ quan liên bang lập ra luật lệ.

Ông Paxton lập luận trong các tài liệu trình lên toà án rằng “Cơ quan hành pháp có quyền không trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp trên cơ sở cá nhân”, nhưng điều đó không bao gồm “quyền thay đổi những hành vi bất hợp pháp thành hợp pháp, hoặc hành vi nhập cư bất hợp pháp, hoặc thay đổi phân loại di trú đã được luật định của một người nhập cư”.

Ông Paxton cho rằng kế hoạch nói trên là một trong những “thay đổi lớn nhất trong chính sách nhập cư trong lịch sử quốc gia của chúng ta” và rằng bang của ông có một điểm tựa để kiện một phần vì nó sẽ phải chịu gánh nặng và chi phí cho việc cấp thêm giấy phép lái xe.

Trong tuyên bố hôm Thứ Ba, ông Paxton cho rằng việc kiện tụng này sẽ làm Toà Án Tối Cao “công nhận tầm quan trọng của việc phân chia quyền lực”.

“Khi toà án liên bang đã xét xử 3 lần, phải có những hạn chế trên quyền hạn của một tổng thống, và những hạn chế này đã bị vượt quá khi Tổng Thống đơn phương tìm cách hợp pháp hoá quy chế định cư cho hơn 4 triệu người nhập cư bất hợp pháp.” Ông Paxton tuyên bố “Toà án cần khẳng định những gì Tổng Thống Obama đã từng nói trên hơn 20 lần rằng ông ấy không thể đơn phương viết lại luật của Quốc Hội đã lập ra và phá vỡ quyền đại diện của nhân dân”.

Chính quyền Obama cho rằng những hành động này chiếu theo quyền tuỳ hành xử và Texas cũng như các bang khác thiếu cái mà họ coi là “điểm tựa” để có thể thách thức họ trước Toà.

Cố Vấn Pháp Luật của Toà Tối Cao, Donald B. Verilli lập luận trong hồ sơ toà án rằng nếu phán quyết của toá án cấp dưới mà không được xem xét lại, nó sẽ cho phép các bang “làm hỏng đi việc thi hành l uật di trú quốc gia của chính phủ liên bang”.

Source: http://www.cnn.com/2016/01/19/politics/supreme-court-to-take-up-obama-immigration-actions/index.html

Quyết định này sẽ ảnh hưởng nhiều với nhiều người Việt sinh sống tại Mỹ. Để tìm hiểu thêm xin liên lạc với Tổ Hợp Luật JLJ Law Group.

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com

Tổ Hợp Luật Sư Jennifer Hà:
Điện thoại:
 801-883-8204
 Tiếng Việt: 801-864-0307
Email: jha@jljlawgroup.com

http://www.attorneyjenha.com


1 bình luận

Những Tội Ác Khiến Một Dân Nhập Cư bị Trục Xuất Khỏi Nước Mỹ

Vì thế nào mà một dân nhập cư bị liệt vào hồ sơ bị trục xuất khi họ vi phạm các tội ác mang tính chất xấu xa hoặc tội ác trầm trọng.

r-OBAMA-IMMIGRATION-DEPORTATION-RECORD-large570

Tất cả các dân nhập cư, ngay cả những ai đã có thẻ xanh, đều có thể bị trục xuất khỏi nước Mỹ nếu họ vi phạm Luật Di Trú của Hoa Kỳ. Lý do khiến cho các dân nhập cư bị loại vào danh sách bị trục xuất nhiều nhất là vì họ đã vi phạm một tội ác nào đó.

Nhiều nhất là, các dân nhập cư có thể bị trục xuất nếu họ vi phạm một tội được gọi là “crime of moral turpitude” (vi phạm đạo đức có tính xấu xa), hoặc “aggravated felony” (tội ác trầm trọng). Ngoài đó còn một số tội ác khác liệt kê trong bộ luật di trú cũng có thể khiến một người có thể bị trục xuất.

Vi Phạm Đạo Đức Có Mang Tính Chất Xấu Xa

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho rằng những yếu tố của một vi phạm đạo đức có tính xấu xa gồm các tội: “lừa bịp, ăn cắp,  ý định làm hại đến con người hoặc các thứ gì đó.” Các tội ác dính dáng đến sự thiếu trung thực và ăn cắp hầu hết sẽ được coi là vi phạm đạo đức mang tính xấu xa.

Vì có rất nhiều tội ác có thể dính dáng đến vi phạm đạo đức có tính xấu xa để có thể liệt kê ra ở đây, cách tốt nhất là liên lạc một luật sư chuyên môn về hình sự hoặc luật sư di trú để biết nếu vi phạm của bạn có phải là một trong những vi phạm đạo đức có thể dẫn đến bị trục xuất.

Bạn có thể có những biện pháp để chứng tỏ là vi phạm của bạn không nên được phân loại là vi phạm đạo đức có tính xấu xa, hoặc vi phạm của bạn có những yếu tố không lúc nào cũng được xem là loại này. Có một số vi phạm hình sự không được liệt kê vào vi phạm đạo đức có tính xấu xa được gọi là “pety offense”. Các vi phạm hình sự này đều tuỳ theo các tiểu bang nơi bạn cư ngụ.

Khi Nào Thì Bạn Có Thể Bị Trục Xuất Vì Đã Vi Phạm Đạo Đức Có Tính Xấu Xa?

Có hai cách khi bạn vi phạm đạo đức mang tính xấu xa sẽ khiến bạn bị đưa vào danh sách bị trục xuất khỏi nước Mỹ:

  1. Bạn vi phạm đạo đức có tính xấu xa trong vòng 5 năm đầu sau khi bạn được phép vào nước Mỹ
  2. Bạn kết tội trên hai lần vi phạm đạo đức có tính xấu xa không cùng một vụ án hình sự bất kể lúc nào sau khi bạn nhập cư vào nước Mỹ

Lý Do Khác Khiến Bị Trục Xuất: (Xem tiếp lần tới)

Ngoài ra bạn có thể vào nghiên cứu hồ sơ bị trục xuất ở đây:

Researching Deportation Records

http://www.uscis.gov/history-and-genealogy/genealogy/genealogy-notebook/researching-deportation-records

Để tìm hiểu thêm nếu vi phạm của bạn có nguy cơ dẫn đến việc bị trục xuất khỏi nước Mỹ, xin liên lạc với Tổ Hợp Luật JLJ Law Group.

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com

Tổ Hợp Luật Sư Jennifer Hà:
Điện thoại:
 801-883-8204
 Tiếng Việt: 801-864-0307

Email: jha@jljlawgroup.com

http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

Chương Trình Di Trú H-1B Tạm Trú và Visa Dựa Vào Danh Mục A cho: Ngành Y Tá

Nurse-US-Visa

Năm ngoái, Sở Di Trú đã kết thúc giai đoạn một của Entrepreneurs in Residence mà đã mang tất cả các chuyên gia trong bộ phận tư nhân của các ngành ngồi lại cùng với chuyên gia di trú của Sở Di Trú để tạo ra một hướng đi rõ ràng hơn, chắc chắn hơn và đúng hướng hơn với thực tế.
Sử dụng cách thức đã được chứng tỏ là thành công, Sở Di Trú lại một lần nữa tận dụng chương trình Loaned Executive của Bộ Lao Động để tuyển dụng các chuyên gia trong ngành y tá. Chương trình Loaned Executive là một cơ cấu cho phép các chuyên gia hang đầu từ các lĩnh vực khác nhau kết hợp với Sở Di Trú để tạo ra những đề án và đề xướng quan trọng cho ngành nghề của họ. Sở Di Trú đã tạo ra một đội nhóm bao gồm các chuyên gia từ các bộ phận tư nhân và các chuyên gia di trú của Sở Di Trú để họ có thể cộng tác làm việc hơn 6 tháng để tìm ra một phương án giúp Sở Di Trú có thể tăng thêm sự rõ ràng và chắc chắn hơn trong những quyết định liên quan đến các ngành y tế, và nhất là ngành y tá.
Sự kết hợp này sẽ tạo ra một cơ hội cho đội nhóm mới được thành lập này có thể lắng nghe ý kiến từ những người trong ngành về các đề tài như: những kiến thức bắt buộc phải có để vào các ngành y tá, những nhiệm vụ trong ngành y tá, các vấn đề về bằng cấp và tiêu chuẩn, các điều kiện để có visa, các hợp đồng với cơ quan tuyển dụng, và các xu hướng của từng ngành. “Ban Chấp Hành” này sẽ tham dự vào các buổi hội thảo để nghe các ý kiến trực tiếp từ những người trong ngành về các vấn đề quan trọng liên quan đến ngành y tá.

Lời từ Luật Sư Jennifer Hà: “Đây là một tin vui cho cộng đồng Việt Nam chúng ta hiện có thân nhân đang làm việc trong ngành y tá tại Việt Nam. Nếu đề xướng này chính thức được thông qua, nó sẽ giúp các doanh nhân và nhà chuyên môn trong ngành y tá từ nước ngoài đến định cư tại Hoa Kỳ một cách dễ dàng hơn.”

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com
Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:
Điện thoại:
801-883-8204
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

TẠM TRÚ THEO DIỆN DOANH NHÂN L-1 VISA

USCIS

Hiện nay tạm trú theo diện doanh nhân L-1 là một trong những diện visa rất thịnh hành. L-1 Visa là một diện visa không định cư cho phép các công ty hoặc tổ chức hiện đang hoạt động ở Mỹ hoặc ở nước ngoài đưa một vài nhân viên hành chánh của họ đến Hoa Kỳ làm việc tạm thời với thời hạn lên đến tổng cộng 7 năm. Người nhân viên này phải là người đã làm việc tại công ty mẹ hoặc chi nhánh của công ty trong thời gian một năm trong vòng ba năm trước khi nộp đơn xin L-1 Visa.

L-1A Visa dành cho nhân viên quản lý hoặc điều hành:
Để đủ điều kiện cho L-1A Visa, nhân viên này cần phải thể hiện rằng họ là người có thẩm quyền và nhiều trách nhiệm trong công việc. Các nhân viên quản lý và điều hành thường lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, và kiểm soát các chức năng chính của công ty. Nhiệm vụ chủ yếu là phải mang tính chất điều hành, quản lý, và đa số thời gian của các nhân viên điều hành hoặc quản lý phải được dùng cho các nhiệm vụ liên quan đến chính sách, quản lý hoạt động. Một nhân viên quản lý hoặc điều hành như vậy sẽ được cấp L-1A Visa trước tiên là 3 năm, sau đó có thể tiếp tục xin cấp lại mỗi 2 năm lên đến tổng cộng 7 năm.

L-1B Visa dưới hình thức mở chi nhánh mới:

Đối với các công ty hiện có ở nước ngoài đang tìm cách đưa nhân viên có những kỹ năng đặc biệt của họ sang Hoa Kỳ để làm việc tại một chi nhánh (có đủ điều kiện) mới, công ty này phải chứng minh được rằng:

1. Công ty đã nắm được đủ đất đai để xây chi nhánh mới; và
2. Công ty có đủ tài chánh để trả lương cho người nhân viên này và đồng thời bắt đầu hoạt động tại Hoa Kỳ.

Thời gian tạm trú:
Thời hạn visa đầu tiên cho nhân viên sang Hoa Kỳ theo diện này là một năm và sau đó có thể xin cấp lại sau mỗi 2 năm đến tổng cộng là 7 năm.
Gia đình của nhân viên công ty

Nhân viên được chuyển việc sang Hoa Kỳ có thể mang theo vợ hoặc chồng và con cái dưới 21 tuổi và chưa lập gia đình. Những thành viên trong gia đình này có thể nộp đơn theo diện L-2 không định cư và, nếu được chấp thuận, họ sẽ được ở lại cùng khoảng thời gian như nhân viên của công ty.

Thay đổi vị trí tạm trú tại Hoa Kỳ:
Nếu người thân của nhân viên công ty hiện đã có mặt tại Hoa Kỳ cũng có thể nộp đơn để ở lại theo diện L-2 và; vợ hoặc chồng của nhân viên công ty cũng có thể nộp đơn xin phép làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu được chấp thuận, người vợ hoặc chồng có thể làm bất cứ việc gì hoặc nơi đâu theo diện L-2.

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com

Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH CẢI TỔ DI TRÚ CỦA QUỐC HỘI

0129-Immigration-reform-marco-rubio_full_600

Vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến các đồng bào Việt Nam còn ở lại Hoa Kỳ nhưng giấy phép di trú hợp pháp của họ đã mãn hạn.

Sau đây là những chi tiết của kế hoạch cải tổ di trú của Quốc Hội:

1. Cho phép các di dân không có giấy tờ hợp pháp và đã sinh sống đều đặn ở Hoa Kỳ trước 31 Tháng 12, 2011 có quyền nộp đơn xin “Hộ Tịch Đăng Ký Tạm Trú” nếu họ chịu trả thuế lại và đóng $500 tiền phạt, và họ chưa từng bị kết án hoặc bị tuyên phạt trên 3 tội nhẹ, hoặc họ chưa từng bỏ phiếu bất hợp pháp. Những ai mang hộ tịch này sẽ có quyền làm việc cho bất cứ công ty nào và có thể đi lại ra khỏi nước Mỹ, nhưng họ sẽ không được hưởng được các quyền lợi công cộng của liên bang dựa trên thu nhập của họ.

2. 10 năm sau khi nhận được Hộ Tịch Đăng Ký Tạm Trú, những người này sẽ có đủ tư cách – tùy theo các hạn chế của an ninh tại biên giới và việc giải quyết hết các giấy tờ xuất cảnh còn đọng lại – để được tặng thưởng một thẻ xanh nếu họ làm việc tại Hoa Kỳ và biểu lộ được sự hiểu biết Anh Ngữ và đóng thêm $1000 tiền phạt nữa.

3. Cho phép các người xin đơn cho DREAM act và một số người làm nông xin thẻ xanh trong vòng 5 năm.

4. Tăng số thị thực H1-B được cấp hàng năm cho các người làm việc có kỹ năng cao từ 65,000 lên 110,000 để phòng ngừa việc những người này cạnh tranh với số lương của công dân Mỹ. Đặt ra một mức cao nhất cho các thị thực này là 180,000. (Cái mức này cho năm nay đã đạt tới chỉ trong vòng 5 ngày).

5. Đòi hỏi cần phải có thêm một cái “bóp cò” nữa để phòng ngừa việc các di dân mang Hộ Tịch Đăng Ký Tạm Trú trở thành có đủ điều kiện để xin được Hộ Tịch Thường Trú Hợp Pháp cho đến khi Bộ An Ninh Nội Địa (Department of Homeland Security) và Tổng Bộ Kiểm Soát (Comptroller General) chứng nhận rằng các chiến lược an ninh biên giới đã được hoạt động suôn sẻ, và hệ thống bắt buộc xác nhận việc làm đã được cài đặt xong xuôi.

* Đây KHÔNG PHẢI là đạo luật đã được thông qua, chỉ mơi là một đề xuất. Sẽ còn rất nhiều thảo luận về vấn đề này và các điều trong đề xuất này có thể thay đổi.

Để tìm hiểu thêm, xin liên lạc Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com
All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com


1 bình luận

XẾP HÀNG ĐỂ ĐƯỢC DI CƯ SANG HOA KỲ: AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC ƯU TIÊN NHẤT VÀ CÁI HÀNG ĐÓ DÀI BAO NHIÊU?

Volunteers Assist Immigrants With Citizenship Applications
Nếu nói đến một vấn đề di trú được tranh luận nhiều nhất thì đó phải là vấn đề này: Nếu một người di cư bất hợp pháp muốn được chính thức chấp nhận là hợp pháp, họ sẽ phải xếp hàng phía sau cùng. Tổng Thống Obama và các thành viên của Quốc Hội và Thượng Nghị Viện đã tiến triển cái ý tưởng về việc cho phép những người hiện sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ có quyền làm công dân bằng cách nói họ ra xếp hàng phía sau để mà chờ xin giấy phép. Nhưng thật ra những đang đứng xếp hàng để chờ? Và cái hàng đó dài bao nhiêu?

Trong thực tế, không có một cái hàng nào để các dân di cư có thể đứng vào và chờ đợi.
“Nói đến cùng thì cái hàng đó không có tồn tại trong hệ thống di trú chúng ta hiện có. Hệ thống hiện giờ có các diện di trú như: diện bảo lãnh gia đình và diện xin sang Mỹ làm việc, nhưng chính phủ lại hạn chế số người được phép di cư trong các diện này. Và cái hệ thống này thật sự không có hữu hiệu cho lắm.” Bà Annaluisa Padilla, một luật sư di trú cũng là thư ký của Hiệp Hội Luật Sư Di Trú nói về hệ thống di trú hiện tại.

2013-04_2245853_waitinglist_v1

Đây là bốn cách thức chính mà những người từ nước khác có thể trở thành công dân Mỹ:

Diện bão lãnh thân nhân: Một người sinh sống hợp pháp ở Mỹ và có đủ điều kiện có thể làm đơn xin cho phép mang thân nhân sinh đẽ từ nước khác sang Mỹ. Công dân Mỹ có thể xin thẻ xanh cho vợ chồng, cha mẹ, con cái, và anh em sang Mỹ. Cư dân có hộ khẩu thường trú hợp pháp hoặc những ai đã có thẻ xanh có thể làm đơn xin cho vợ chồng và con cái chưa lập gia đình của họ sang Mỹ. Số thị thực được cấp hàng năm: 226,000.

Diện Xin Ở Lại Làm Việc: Các công xưởng có thể xin giấy phép để người làm của họ có thể điền đơn xin hộ khẩu thường trú qua diện xin ở lại làm việc. Diện xin ở lại làm việc sau đó được chia ra thành các thể loại khác nhau như: người làm có kỹ năng và không có kỹ năng, hoặc người làm có bằng cấp cao. Số thị thực được cấp hàng năm: 140,000.

Diện Tị Nạn/Tị Nạn Chính Trị: Mỗi năm, Tổng Thống được sự hội ý của Quốc Hội để đặt ra một con số để cho phép người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ. Một năm sau đó, những người tị nạn này có thể điền đơn xin hộ khẩu thường trú có hợp pháp. Di dân không được xem là tị nạn hoặc tị nạn chính trị chỉ vì hoàn cảnh nghèo khó của họ hoặc kinh tế kém trong nước của họ. Số thị thực được cấp hàng năm: 90,000.

Xin Visa theo Diện Xổ Số: Chương trình xổ số xin visa hàng năm cho phép cấp 55,000 thẻ xanh cho người từ những nước có tỉ xố di trú sang Mỹ thấp. Các nước có tỉ số di cư sang Mỹ cao không xin được qua diện này. Người xin đơn phải có ít nhất là bằng trung học và hai năm kinh nghiệm làm việc. Số thị thực được cấp hàng năm: 55,000.

2013-04_2245853_waitingtime_v2

Theo Hội Hiệp Luật Sư Di Trú thì thời gian chờ đợi để được cấp thị thực còn tùy theo loại thị thực gì và đơn xin từ nước nào.
Thời gian chờ đợi còn được chia theo nhiều thể loại khác nhau, tùy theo người xin đơn là bà con hay người chồng bảo lãnh vợ, mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi, đã có gia đình hay chưa có gia đình, v.v… Tất cả mọi người nằm trong các thể loại này đều có mức thời gian chờ đợi khác nhau.

Một trong những lý do mà thời gian chờ đợi tùy theo từng nước khác nhau là vì nước Mỹ giới hạn số người di cư từ một nước nào đó, không cần biết có bao nhiêu đơn xin thị thực từ nước đó. Điều Luật Di Trú Toàn Quốc Của Năm 1965 đã thay đổi hệ thống chỉ tiêu, cho phép mỗi nước chỉ được “đóng góp” 7% của toàn bộ số hộ khẩu thường trú hoặc thẻ xanh được cấp trong nước Mỹ hàng năm.

2013-04_2245853_bycountry_v3

Bộ Ngoại Giao Mỹ ước đoán khoảng 4.4 triệu người vẫn còn đang chờ để lấy được hộ khẩu thường trú hợp pháp. Ước đoán này cho thấy cơ hội để lấy được giấy tờ hợp pháp này rất thấp. Thí dụ trong diện bảo lãnh anh em từ Phillipines có người đã bắt đầu thủ tục giấy tờ tư năm 1998 vẫn còn đang phải chờ đợi để được sang Mỹ. Còn diện bảo lãnh con cái chưa lập gia đình từ Mexico có thể đã và đang chờ đợi 20 năm qua.

Cho dù thời gian chờ đợi lên đến mấy niên kỹ như vậy, nhưng những ai muốn di cư qua Mỹ còn có thể còn phải chờ đợi lâu hơn nữa.

Để tìm hiểu thêm, xin liên lạc Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com
All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

HỘI TỤ GIA ĐÌNH PHẢI LÀ MỘT PHẦN CỦA VẤN ĐỀ CẢI TỔ DI TRÚ

Reform

Có thể đây không phải là một pháp chế nổi tiếng, nhưng đừng coi thường vấn đề di trú có dính dáng đến gia đình. Lịch sử cho thấy tính tự lập và cân cù của các di dân đã trở thành một tính chất của nước Hoa Kỳ.

Các gia đình di dân là một bộ phận ít được nói tới của nền kinh tế của Hoa Kỳ. Họ là một guồn máy kích động sự thành công của những người đến sau và việc gia nhập cộng đồng. Từ khi đất nước Hoa Kỳ được thành lập, dân Hoa Kỳ dựa vào sự hỗ trợ của gia đình để tiến tới. Mọi người trong một gia đình đều chia sẽ sự cam kết với nhau và cam kết với đất nước. Nếu chúng ta coi thường cái sức mạnh diệu kỳ này là chúng ta sẽ phá hủy đi cái sức mạnh của nền kinh tế cũng như phá hoại cái đặc tính của nước Hoa Kỳ.

Con số các gia đình được cho phép di cư hiện có thật sự đã lỗi thời và không thích ngi đầy đủ với hiện tại. Ngoài ra, cái mức hiện có của những người được bảo lãnh và khi nào được cho phép bảo lãnh gia đình cùng với những khó khăn rào cản việc hội tụ gia đình chỉ phá hoại các cộng đồng hơn là bảo vệ chúng. Và nhất là khi chúng ta đã bắt đầu nhận thức được thế giới đang công nhận là gia đình bao gồm đồng tính luyến ái thì luật pháp di cư cũng nên được xử lý một cách công bằng.

Những di dân bị vướn vào vấn đề bảo lãnh gia đình họ thường thấy là việc bảo lãnh gia đình là vô ích cho đến khi họ đánh bại được trò chơi chờ đợi. Không như vấn đề thị thực việc làm (work visa) mà người có thị thực này có thể tìm cách xin ở lại cho đến khi họ có thể có được hộ khẩu, việc xin phép hội tụ gia đình lại không phải là chắc chắn lắm.

Thí dụ một người vợ hoặc trẻ em dưới tuổi vị thành niên của một người có giấy phép thường trú có thể phải chịu đựng sự xa cách nhau từ 2 tới 6 năm trước khi thị thực nhập cảnh được cấp; cho con cái đã trưởng thành, thời gian đó có thể kéo dài tới hai niên kỷ. Và hơn nữa, họ cũng đừng hòng có vợ chồng và gia đình riêng của họ vì cái thời gian đó có thể sẽ kéo dài hơn nữa, nếu giấy tờ của họ không bị bãi bỏ! Một trường hợp thí dụ là có một cô gái di cư sang Hoa Kỳ theo diện thị thực việc làm. Sau khi đám cưới với chồng ở nước ngoài cô ta phải chờ từ 2 tới 6 năm để có thể mang chồng của cô ta qua Hoa Kỳ. Và trong lúc chờ đợi, họ không được phép lấy thị thực thăm viếng (visitor visa) vì họ đã điền đơn xin phép di cư.

Thị thực hội tụ gia đình (family visa) chỉ được cấp cho các thành viên thân cận trong gia đình như: vợ chồng, con cái, cha mẹ (cho công dân Hoa Kỳ trên 21 tuổi), và anh chị em (cho công dân Hoa Kỳ). Anh chị em họ, cô, chú, bác, dì, dượng, ông, bà không được cấp thị thực này. Một khi con số thị thực được cấp đã quá mức, người xin phép di cư lại phải chờ cho tới năm sau nữa. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình đã nộp đơn xin di trú lại không thể nào xin phép thăm viếng Hoa Kỳ trong thời gian chờ đợi.

Nếu muốn tránh khỏi vấn đề này trong tương lai, sự cải tổ di trú phải không được xem là một trò chơi không người thắng. Lợi ích của việc hội tụ gia đình và bảo lãnh thân nhân không phải là một lợi ích riêng của ai cả, và Hoa Kỳ sẽ hưởng nhiều lợi ích nhất khi mọi việc trong hệ thống gia đình được hoạt động điều hòa.

Để tìm hiểu thêm, xin liên lạc Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com
All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

Chương trình EB-5 là gì?

Chương trình nhập cư EB-5 cho phép người nước ngoài nhận tư cách thường trú có điều kiện. Đổi lại họ phải đầu tư vốn vào Hoa Kỳ . Đối tượng đầu tư bao gồm tất cả mọi người có khả năng tài chính, có nhu cầu định cư tại Hoa Kỳ . Nếu nhà đầu tư không muốn trực tiếp quản lý công việc kinh doanh thì có thể đầu tư vào vùng dự án do chính phủ Hoa Kỳ chỉ định. Có các loại hình đầu tư EB-5 sau:

Chương trình EB-5 đầu tư cơ bản (Basic EB-5 Program)

Để đạt được yêu cầu cho chương trình này, nhà đầu tư phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:

– Đầu tư 500,000 USD hoặc 1,000,000 USD (số tiền đầu tư là 500,000 được áp dụng cho trường hợp đầu tư vào khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 150% của tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước hoặc nơi đầu tư là vùng ít dân).
– Việc đầu tư phải tạo ra 10 việc làm toàn thời gian trực tiếp cho cư dân Hoa Kỳ (bao gồm công dân và thường trú nhân Hoa Kỳ – không kể người trong gia đình của đương đơn xin Visa EB-5).
– Việc đầu tư phải diễn ra trong vòng 2 năm từ ngày được cấp thẻ xanh có điều kiện.


Chương trình đầu tư vào các vùng trọng tâm – vùng khuyến khích đầu tư (Regional Centers):

– Nhà đầu tư phải đệ trình dự án đầu tư để được chấp thuận trước.
– Các vùng ưu đãi đầu tư phải thỏa mãn các điều kiện và được Sở di trú Hoa Kỳ chấp thuận.
– Yêu cầu về tạo việc làm cho chương trình này dễ dãi hơn chương trình cơ bản do được tính luôn các việc làm gián tiếp mà dự án đầu tư tạo ra.
– Vốn tối thiểu cho chương trình này là 500,000 đô la được đầu tư vào các vào các vùng khuyến khích phát triển được sự chấp nhận của chính phủ Hoa Kỳ .

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com

Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

Làm Thế Nào Để Tránh Khỏi Bị Lừa Trong Vấn Đề Di Trú?

Có phải bạn đã tìm đúng người để giúp bạn trong vấn đề di trú?Fraud

Có rất nhiều kẻ tạo ra các dịch vụ làm đơn di trú, nhưng thật ra họ không có giấy phép để làm như vậy. Hầu hết họ chỉ muốn lấy tiền của bạn nhưng thật sự không làm được việc. Việc làm này là phạm pháp và có thể bị coi là những dịch vụ lừa đảo.

Nếu bạn cần điền đơn xin bảo lãnh với Sở Di Trú (USCIS), bạn nên tìm đến luật sư chuyên môn trong vấn đề di trú hay những nơi có giấy phép làm đơn xin di trú. Khi bạn làm việc với những kẻ làm dịch vụ di trú trái phép này, họ có thể sẽ:

. Làm trễ nãy thủ tục xin di trú hoặc bảo lãnh của bạn
. Lấy tiền lệ phí cho những việc không cần thiết
. Khiến đơn xin của bạn bị bãi bỏ

Văn phòng của Luật sư Jennifer Hà có thể giúp bạn trong các vấn đề di trú và tránh khỏi những kẻ lừa đảo này. Nên nhớ rằng bạn phải rất thực tế khi bạn cần điền đơn di trú tại vì nếu bạn tìm đến những nơi làm giấy tờ trái phép, họ có thể sẽ khiến bạn bị “tiền mất tật mang.”

Sở Di trú rất muốn khai trừ những kẽ làm giấy tờ di trú trái phép này cho nên họ đã tạo ra nhiều công cụ để giúp bạn cũng như các tổ chức cộng đồng hiểu biết thêm về luật di trú và làm cách nào để tránh bị lừa bỡi các dịch vụ trái phép này.

Sở Di Trú đã tạo ra một đề xướng để chống lại các dịch vụ di trú trái phép này gọi là Unauthorized Practice of Immigration Law Initiative. Sở di trú cũng đã kết hợp với một số sở, bộ liên bang để tìm ra nhiều tài liệu để giúp bạn tránh khỏi bị lừa bởi các dịch vụ trái phép.

Sau đây là một số lừa đảo thường thấy:

. Họ tự cho rằng họ là luật sư di trú hoặc nhân viên của Sở Di Trú để lấy tiền lệ phí cho việc “tư vấn pháp luật” trong vấn đề di trú.
. Họ tạo ra những giấy tờ hoặc lý lịch giả mạo để bạn tin rằng họ làm việc có giấy phép.
. Họ lấy lệ phí cho những thứ được coi là miễn phí như bắt bạn phải trả tiền mua đơn xin di trú.
. Họ lấy lệ phí rất cao để lo giấy tờ di trú cho bạn.

Trong những bài viết tới, Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà sẽ tiếp tục đưa ra thêm tài liệu để quý đồng hương tránh khỏi bị lừa đảo.

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com

Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:
Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

Lệ Phí Cho Hồ Sơ Di Trú

 Có hiệu lực từ ngày 1 Tháng 2, 2013

USCIS

Lệ Phí

Tất cả các người nước ngoài đang xin phép định cư ở Hoa Kỳ và nhận được thị thực di dân sẽ phải trả Sở Di Trú một Lệ Phí Cho Hồ Sơ Di Trú (USCIS Immigration Fee), bắt đầu kể từ ngày 1 tháng 2, 2013.

Cái lệ phí $165 đã được đặt ra trong Quy Tắc Cuối Cùng của Sở Di Trú để chỉnh xửa lệ phí di trú thông báo ngày 24 tháng 9, 2010. Sở Di Trú đã làm việc chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để áp dụng lệ phí mới này để cho phép Sở Di Trú lấy lại chi phí làm thủ tục giấy tờ trong Hoa Kỳ sau khi những người đã có thẻ  thị thực di trú nhận được gói thị thực (visa packages) từ Bộ Ngoại Giao và được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Ghi Chú: Người xin đơn sẽ có hai lệ phí khác nhau để trả. Họ vẫn bị bắt buộc phải trả lệ phí cho thủ tục hồ sơ từ Bộ Ngoại Giao, và đồng thời sẽ phải trả lệ phí hồ sơ di trú cho Sở Di Trú.

Lệ phí này bao gồm những gì

Lệ phí hồ sơ di trú sẽ bao gồm các chi phí mà Sở Di Trú phải trả cho nhân viên lo, nộp đơn và bảo quản gói thị thực di trú, và chi phí làm ra giấy phép thường trú, cũng như tiền bưu cước.

Ai sẽ phải trả lệ phí này

Bất cứ ai nhận được gói thị thực di trú từ một tòa lãnh sự hoặc tòa đại sứ Hoa Kỳ ở nước khác (bao gồm các nước Canada và Mexico) sau ngày 1 tháng Hai, 2013 sẽ phải trả Lệ Phí Hồ Sơ Di Trú.

Hồ sơ Xin Con Nuôi

Lệ phí này sẽ không được áp dụng cho những ai nhập cảnh vào Hoa Kỳ dưới các chương trình xin con nuôi.

Trẻ em được cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ dưới Chương Trình Trẻ Em Mồ Côi, hoặc dưới Thủ Tục Xin Con Nuôi Hague hiện đang được miễn phải trả Lệ Phí Hồ Sơ Di Trú này; tuy nhiên, Sở Di Trú sẽ xem xét lại chi phí làm thủ tục cho thị thực di trú được cấp bởi Bộ Ngoại Giao cho Chương Trình Trẻ Em Mồ Côi và Thủ Tục Hague lần sau khi có sự chỉnh xửa lệ phí.

Trả Lệ Phí bằng cách nào và khi nào

Người xin đơn phải trả lệ phí này qua trang mạng của Sở Di Trú. Người xin đơn nên nộp các lệ phí sau khi họ nhận được gói thị thực từ Bộ Ngoại Giao và trước khi họ xuất cảnh sang Hoa Kỳ.

Người xin đơn có thể nộp lệ phí qua đường điện tử bằng cách trả lời các câu hỏi trên trang mạng của Sở Di Trú bằng cách cung cấp:

1. Tại liệu cho checking account của họ, hoặc

2. Tài liệu cho debit hoặc credit card

Tất cả các số tiền trả bằng check phải có thể được rút ra từ một ngân hàng của Hoa Kỳ

Nếu người nộp đơn không thể trả được lệ phí này, một người khác cũng có thể đại diên để trả cho người xin đơn.

Trong trường hợp lệ phí không được trả

Người xin đơn sẽ không được thẻ xanh cho đến khi Sở Di Trú nhận được lệ phí cho hồ sơ di trú.

Lệ phí không được trả sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề định cư hợp pháp của người xin đơn. Người xin đơn có thể xử dụng thẻ I-94 (Customs and Border Protection) và Lý Lịch Nhập Tịch và Xuất Ngoại (Arrival and Departure Record) cho một năm để chứng minh là họ được định cư hợp pháp. Sau khi thẻ I-94 hết hạn, người xin đơn sẽ phải làm thủ tục để xin thẻ xanh để chứng minh là họ có quyền định cư hợp pháp.

Được bổ sung: 12/12/2

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com

Để biết thêm chi tiết xin liên lạc Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại: 801-864-0307 (Đường dây tiếng Việt)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

Sở Di Trú Chấp Thuận Đơn Khác Thường, E11 Visa

Nữ nghệ sĩ Bettina May

Chính phủ Mỹ có một luật ít có ai biết đến cho phép những ai được coi là “người tài nhất trong số những người tài” có quyền xin thẻ xanh để sinh sống ở Mỹ. Luật này được gọi là “Green Card Through Self Petition (còn được gọi là E11).  E11 dành cho những ai có tài năng khác thường trong các lãnh vực khoa học, văn nghệ, thương mại, giáo dục, và thể thao.

Theo thông tin của Sở Di Trú Mỹ, xin đơn thường là những người lao động nhập cư nộp đơn cho chính bản thân mình mà không cần sự bảo trợ của bất cứ công ty nào. Nếu người đó hiện sinh sống ở một nước nào khác, Sở Di Trú sẽ làm việc với Bộ Ngoại Giao sau khi visa đã được chấp thuận. Nếu người đó hiện đang sinh sống trên nước Mỹ, một đơn khác sẽ được sử dụng để xin phép được định cư chính thức. E11 visa thường được sử dụng bởi các nghệ sĩ nổi tiếng, các vận động viên thượng hạng, những người thắng giãi Nobel, hoặc các danh nhân như Miss Universe, John Lennon, Yoko Ono, vv…

Tuy nhiên, bằng một bước khá mạo hiểm, Sở Di Trú Mỹ vừa mới chấp thuận đơn E11 của Bettina May, một vũ công hài gốc Canada. “Chúng tôi đã phải tốn rất nhiều công sức để thuyết phục Sở Di Trú là cô ấy có đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của họ”, Jan Brown, luật sư đại diện cho cô Bettina May nói. “Nói cho cùng thì cô ấy cũng là một trong những vũ công hài giỏi nhất, và cũng là một nghệ sĩ tài nhất thời nay.” Luật sư Brown cho rằng Bettina May là người phụ nữ đầu tiên được chấp nhận là có tài năng múa hài và đã lập ra một xấp hồ sơ dầy 6 phân cho cô ấy. Với những giải thưởng Golden Pasties từ New York Burlesque Festival, những bài báo về Bettina May, cũng như sự xuất hiện trên quảng cáo của PETA, luật sư Brown đã xin được thẻ xanh cho thân chủ của ông.

Theo New York Daily News

Văn phòng luật sư Jennifer Hà: 801.864.0307


Bình luận về bài viết này

Những Kẻ Lừa Bịp Tự Cho Rằng Họ Có Thể Giúp Di Dân Bất Hợp Pháp – Mục Tiêu Là Di Dân

Bài viết bởi Elizabeth Steward, Deseret News đăng ngày 26 tháng Sáu, 2012, 10:43 PM

WEST VALLEY CITY – Những cái bảng quảng cáo của họ rất to, màu mè, và rất dễ thấy. Một vài nơi còn có những cái bảng sơn thật “professional” và gắn trước những văn phòng làm việc thật sang trọng.  Còn các nơi khác thì trưng bày những tờ giấy cứng viết bằng tiếng Mễ và được dán lên trên cửa sổ của một tiệm giày hoặc treo trên trần nhà phía trên tủ lạnh của một tiệm bán hoá phẩm.  Chữ viết bằng tiếng Mễ như mọi thứ khác trong thành phố West Valley tuy khác nhau, nhưng cùng mang một ý nghĩa là “Người Chứng Nhận Giấy Tờ”. Chúng viết là, “Chúng Tôi Có Làm Giấy Tờ Di Trú Nơi Đây”. Nếu Luật Sư Di Trú Aaron Tarin kéo màn cửa sổ tại văn phòng của ông ấy trên đường 2700 South và Redwood Rd, ông cũng có thể thấy một chỗ như vậy.  Và bạn cũng có thể đi bộ đến năm chỗ như vậy nữa.

“Họ làm tôi thật buồn nôn,” ông Tarin nói. Nhng k chng nhn giy t không có quyn đụng đến lut di trú mt cách hp pháp. Hầu hết khi họ cố gắng làm, khách của họ đều tìm đến cửa văn phòng của ông Tarin với cái túi rỗng và mất một vài ngàn đồng, và phải đối đầu với chuyện bị trục xuất. Đây thật ra không phải là cách lừa đảo mới. Nó được gọi bằng tiếng Mễ là ‘Notarios’ và đã xuất hiện trong cộng đồng di cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp rất lâu rồi, ngay từ khi dân di cư cần sự giúp đỡ trong vấn đề khó khăn của visa và thẽ xanh. Nhưng từ khi cải thiện di dân trở thành vấn đề nóng bỏng vài năm trở lại đây, các toà án thượng thẩm liên bang bắt đầu đầy ngập dân di cư đến để tìm cách trở thành cư dân hợp pháp bởi vì những kẻ giả mạo luật sư khiến cho họ phải đối đầu với việc bị trục xuất. Trong khi chính phủ chẳng có một con số chính thức của những người bị lừa gạt, nhưng trong một thông báo được đưa ra bởi Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Mỹ (US Citizenship and Immigration Services) cho rằng con số này đã trở thành rất kinh khủng.  Trong mt n lc mđể bo v dân ci cư khi nhng k la đảo này, chính ph liên bang đã ra nhiu kế hoch để bài tr nhng k gi mo là lut sư di trú.  Bộ Hiến Pháp Mỹ và Ủy Ban Thương Mại Liên Bang đang làm việc với các công tố viên địa phương và các nhóm bênh vực cho dân di cư để tuyên truyền vào các cộng đồng cũng như tăng cường việc thi hành luật pháp để chống lại tệ nạn này.

“Chúng tôi rất nhiệt tình trong việc bảo vệ các di dân khỏi những kẻ xấu mà đang tìm cách bóc lột họ,” Giám Đốc Alejandro Mayorkas của Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Mỹ (USCIS) nói. “Qua những nổ lực như liên tục với ra các cộng đồng để giáo dục họ, thi hành luật pháp, cũng như việc cộng tác với các hội viên liên bang, tiểu bang, và địa phương, chúng tôi sẽ cung cấp cho các cộng đồng sự hổ trợ cần thiết để chống lại vấn đề rất nguy hiểm này.”

Các thương mại luật pháp ngầm này hiện đang bùng nổ ở Utah sau khi Cơ Quan Lập Pháp (Legislature) đề phán cái “gói” luật di trú gây dư luận hồi tháng Ba vừa qua. Cùng với một số việc khác, pháp luật đã cho phép cảnh sát địa phương thi hành luật di trú liên bang và đề ra kế hoạch cho một chương trình cho phép di dân bất hợp pháp làm việc chính thức trong tiểu bang Utah. Hầu hết các luật này vẫn chưa được hợp thức hoá, nhưng các di dân do rất lo sợ bởi những phương sách thi hành luật pháp mới đã tìm đến các chứng nhận viên này để mong được hợp thức hoá một cách liều lỉnh, ông Tony Yapias của một nhóm đấu tranh cho di dân, Proyecto Latino de Utah, nói.  Có một vài dịch vụ chứng nhận còn bán cả “Giấy Phép Làm Việc tại Utah” giả mạo với giá lên đến 2,500 đồng.

Cách Lừa Bịp

Mới đầu sự giao dịch xãy ra rất bình thường. Một di dân cần giúp đỡ trong vấn đề pháp luật, và một luật sư – hay nói đúng hơn là “luật sư giả mạo” – đứng ra giúp đỡ.

Bất đồng ngôn ngữ và sự lo sợ bị trục xuất làm cho các di dân tách rời khỏi xã hội chính huy, khiến họ trở thành con mồi tơ cho bọn lừa đảo. Sự thiếu hiểu biết là một yếu tố lớn nhất. Có rất nhiều di dân không hiểu rõ rằng mọi việc đều khác ở Mỹ.  “Luật sư giả mạo thường ăn nói rất ngọt ngào và tốt bụng,” một nạn nhân của bọn lừa bịp  tên Melissa nói

“Chúng nói với bạn những gì bạn muốn nghe, và sau đó bạn sẽ tin tưởng họ.”

Melissa là một công dân Mỹ và đã làm đám cưới với một di dân. Cô ta đã tìm đến một vài luật sư năm ngoái để bắt đầu việc xin thẽ xanh cho chồng cô ta. Khi một ông gọi lại bảo rằng ông ta đã được giới thiệu bởi một người cùng làm việc, không nghi ngờ gì cả. Cô ta đã đưa cho người đàn ông này 10,000 đồng theo yêu cầu của hắn. Cô ta đã tin người đàn ông này khi hắn xác định với cô rằng hồ sơ của chồng cô sẽ sớm được giải quyết.

“Tôi ngồi chờ gần một năm rưỡi, nói chuyện với hắn, khóc lóc với hắn và coi hắn là nơi nương tựa của tôi,” cô nạn nhân nói, “Tôi còn tưởng là tôi đã làm được một người bạn mới nữa chứ!”

Nhưng đến khi cô ấy nhận được tin là chồng cô ấy sẽ bị trục xuất, cô mới biết rằng hai đứa con chỉ 1 tuổi và 3 tuổi sẽ sống không có cha chúng bên cạnh.

Không phải hoàn toàn những kẻ giả mạo làm luật sư di trú tìm đến nạn nhân của họ. Họ chỉ dựng lên một cái bảng và ngồi chờ khách đến. Tuy nhiên mọi câu chuyện đều dẫn đến một kết thúc giống nhau.

“Hầu hết lời khuyên mình có thể học một di dân bất hợp pháp đang muốn được hợp pháp hoá là đừng làm gì cả,” Tarin nói. “Khi những luật sư giả mạo này điền đơn cho họ, cũng giống như họ chỉ dựng cờ đỏ lên hồ sơ mà thôi. Hầu như nó luôn luôn dẫn đến việc bị trục xuất.”

Bắt kẻ gian

Trong những năm gần đây, Tổng Chưởng Lý của Utah (Attorney General) và Hiệp Hội Luật Sư của Utah đã đóng cửa một số bọn lừa đảo này. Điển hình nhất là vụ Leticia Avila, hiện đã trốn ra khỏi nước từ năm 2009 sau khi cô bị tố là đã dụ 20 di đoán bất hợp pháp trả cho cô ta từ 2,000 đồng đến 8,000 đồng để làm giấy phép làm việc giả mạo.

Tuy nhiên, hầu hết những kẻ làm chứng nhận không biết sợ, Jordan Cheng, giám đốc của bộ phận di trú của Hiệp Hội Luật Sư Utah khi ông nói về việc làm luật trái phép.  Những kẻ giả mạo luật sư không những không che giấu việc làm của họ mà còn quảng cáo những dịch vụ trái phép của họ trên băng ghế vòng thành phố, chỗ tránh mưa của TRAX và bảng quảng cáo nữa.

Trung Uý Cảnh Sát Mike Powell chuyên thông tin cho Sở Cảnh Sát Thành phố West Valley biết rất rõ về ý nghĩa của những bảng quảng cáo này.  Nhưng vì các nạn nhân là di dân và thường không dám khai báo với cảnh sát, ông nói. Nếu không có sự khai báo, sở cảnh sát sẽ không điều tra.

Hiệp Hội Luật Sư Utah cũng vậy, Cheng nói. Cơ quan của ông cũng không tố trừ khi có một tờ tố cáo, và ngay cả khi có thật nhiều nạn nhân nữa.

“Sự  trở ngại lớn nhất để dẹp bỏ những bọn này là tìm ra những nạn nhân, hoặc nạn nhân có thể để ra tố cáo chúng,” Cheng nói.  “Rất nhiều di dân rất sợ nói chuyện với chính quyền. Nhưng thật ra nếu bạn bắt đầu nói chuyện với chính quyền, bạn có thể phơi bày chính mình cho việc bị trục xuất.”

Một chiến dịch của chính phủ liên bang đưa ra các quảng cáo nhắm vào việc giáo dục di dân cách nhận ra luật sư giả mạo và các nhà tư vấn.  Nhân viên của chính phủ liên bang cũng đang làm việc với các công tố viên địa phương để khởi tố các chứng nhận viên này để làm cảnh cáo. Trong hệ thống toà án di trú cũng có kế hoạch mở rộng các tổ chức không lợi nhuận, được đào tạo và chứng nhận để cung cấp những dịch vụ pháp lý tối thiểu cho di dân.

Trên toàn quốc, sự khởi đầu này đã bị cho là một chiến dịch chính trị – là một câu trả lời từ chế độ Obama để đáp ứng sự phê phán đang bùng nổ từ các Cộng đồng di dân.  Việc trục xuất đã đạt kỷ lục trong vòng hai năm qua và di trú đang chuẩn bị trở thành vấn đề rất lớn trong cuộc bầu cử năm 2012.

Tarin và Cheng vẫn tiếp tục hoài nghi những lời hứa của chính phủ liên bang.

Tarn, con trai của một di dân bất hợp pháp đã một lần bị bọn chứng nhận viên lừa đảo, đã có lần thưa những kẻ giả mạo luật sư những lúc nhàn rỗi. Chúng bị sợ và đã dời đi nơi khác. Sau một thời gian anh ta mới biết rằng chúng lại mở ra một dịch vụ mới ở một vùng khác mà thôi.

“Tôi bắt đầu cảm thấy giống như mình chỉ là một người làm vườn không thể trừ được cỏ dại,” anh nói, “Tôi đã gần như bỏ cuộc rồi.”