Bankruptcy (Phá Sản) Có Phải Là Phương Pháp Tốt Nhất Cho Bạn?

SỰ PHÁ SẢN LÀ GÌ?
Sự phá sản thật ra chỉ là một tiến trình đã được lập ra bởi một số luật liên bang để cho mội người một cơ hội để “làm lại từ đầu” bằng cách huỷ bỏ các số nợ qua lệnh của toà.
Khi một người đã công bố phá sản, các chủ nợ phải ngưng ngay lập tức mọi cố gắng để thu hồi số nợ của họ để con nợ tránh được những áp lực của các chủ nợ. Sự phá sản cũng có thể ngưng lại một sự bán nhà để tịch thu còn chưa giải quyết xong, một sự tịch thu lương bổng, hoặc một hăm doạ đòi chiếm hữu lại tài sản. Trong một vụ khai phá sản, hầu hết các chủ nợ không thể gọi, viết thư, hoặc thưa kiện quý vị sau khi quý vị đã công bố phá sản.
Những gì sự phá sản không bảo vệ
Có những việc mà sự phá sản cá nhân sẽ không bảo vệ được. Một sự phá sản cá nhân thường không xoá bỏ những số tiền nuôi dưỡng trẻ em, tiền cấp dưỡng vợ chồng, tiền phạt, tiền thuế, và một số tiền vay học mà quý vị có thể có.

LUẬT PHÁ SẢN CỦA TIỂU BANG UTAH

CHƯƠNG 7 và CHƯƠNG 13

SỰ PHÁ SẢN CHƯƠNG 7 – Sự phá sản Chương 7 thường được biết là sự khai phá sản để thanh toán nợ. Khái niệm của Sự Phá Sản Chương 7 là tất cả mọi tài sản không được bảo vệ sẽ trở thành tài sản của sự phá sản và sẽ bị bán đi để thanh toán nợ bởi uỷ viên quản trị. Những thu nhập sau khi bán sẽ được chia cho các chủ nợ. Tuy nhiên, trong phần lớn của các vụ án phá sản Chương 7, hầu hết các tài sản của con nợ được miễn khỏi sự thi hành dưới luật của tiểu bang và liên bang. Cho nên, trong hầu hết các vụ án, một con nợ có thể công bố phá sản qua Chương 7 và vẫn được quyền giữ lại tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản của họ. Trong Chương 7, con nợ được công nhận là đã thanh toán nợ trên các thẻ tính dụng, hoá đơn tiền bệnh, và các số nợ tương tự, cộng thêm các số nợ được thế chấp bởi xe cộ, nhà cửa, tài sản riêng hoặc bất cứ tài sản gì con nợ đã giao nộp cho các chủ nợ. Một con nợ có thể có quyền chọn cách giữ lại tài sản (chẳng hạn như một chiếc xe) đã dùng để thế chấp cho một số nợ nếu con nợ đồng ý tiếp tục trả nợ trên số tài sản mà con nợ đã quyết định giữ lại.

SỰ PHÁ SẢN CHƯƠNG 13 – Dưới Chương 13, con nợ giữ lại tất cả các tài sản của họ, và con nợ sẽ tạo ra một kế hoạch mà họ đề xuất ra đễ trả lại cho các chủ nợ tất cả hoặc một phần của số nợ thiếu trong một thời gian chừng 3 đến 5 năm. Con nợ phải trả một số tiền hằng tháng cho uỷ viên quản trị trong khoảng thời gian đã đề ra, và uỷ viên quản trị sẽ chia số tiền này ra cho các chủ nợ dựa theo con số và thứ tự đã định ra trong kế hoạch. (Một số món nợ như những tiền nợ có thế chấp dài hạn có thể được trả ngoài kế hoạch này). Số tiền trả nợ trong kế hoạch là một con số bằng với tất cả số tiền thu nhập còn dư của con nợ và vợ/chồng của con nợ. Số tiền thu nhập còn dư là tất cả các thu nhập của con nợ và vợ/chồng của con nợ còn thừa ra sau khi đã trừ ra số tiền cần thiết để cấp dưỡng cho con nợ và mọi người được bảo hộ bởi con nợ.
Có rất nhiều sự lựa chọn rất thú vị và có giá trị cho con nợ trong các vụ án phá sản Chương 13 mà không có trong các vụ án phá sản Chương 7. Thí dụ như, những số tiền nợ có thế chấp còn lại của các chủ nợ có thể giải quyết được trong kế hoạch của Chương 13. Điều này rất có giá trị cho các con nợ đang trả trể trên các món nợ nhà cửa của họ. Ngoài ra, những món nợ có thế chấp chỉ cần được trả đủ dựa theo giá trị của món vật dùng để thế chấp. Nợ nhà cửa có những luật lệ đặc biệt dưới những bổ túc mới nhất trong trường hợp này.

Để biết thêm chi tiết xin liên lạc Luật Sư Jennifer Hà tại:

JLJ LAW GROUP, PLLC
877-819-0578

Add Comment