Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà

Focus On Finding The Right Solution


Bình luận về bài viết này

TẠM TRÚ THEO DIỆN DOANH NHÂN L-1 VISA

USCIS

Hiện nay tạm trú theo diện doanh nhân L-1 là một trong những diện visa rất thịnh hành. L-1 Visa là một diện visa không định cư cho phép các công ty hoặc tổ chức hiện đang hoạt động ở Mỹ hoặc ở nước ngoài đưa một vài nhân viên hành chánh của họ đến Hoa Kỳ làm việc tạm thời với thời hạn lên đến tổng cộng 7 năm. Người nhân viên này phải là người đã làm việc tại công ty mẹ hoặc chi nhánh của công ty trong thời gian một năm trong vòng ba năm trước khi nộp đơn xin L-1 Visa.

L-1A Visa dành cho nhân viên quản lý hoặc điều hành:
Để đủ điều kiện cho L-1A Visa, nhân viên này cần phải thể hiện rằng họ là người có thẩm quyền và nhiều trách nhiệm trong công việc. Các nhân viên quản lý và điều hành thường lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, và kiểm soát các chức năng chính của công ty. Nhiệm vụ chủ yếu là phải mang tính chất điều hành, quản lý, và đa số thời gian của các nhân viên điều hành hoặc quản lý phải được dùng cho các nhiệm vụ liên quan đến chính sách, quản lý hoạt động. Một nhân viên quản lý hoặc điều hành như vậy sẽ được cấp L-1A Visa trước tiên là 3 năm, sau đó có thể tiếp tục xin cấp lại mỗi 2 năm lên đến tổng cộng 7 năm.

L-1B Visa dưới hình thức mở chi nhánh mới:

Đối với các công ty hiện có ở nước ngoài đang tìm cách đưa nhân viên có những kỹ năng đặc biệt của họ sang Hoa Kỳ để làm việc tại một chi nhánh (có đủ điều kiện) mới, công ty này phải chứng minh được rằng:

1. Công ty đã nắm được đủ đất đai để xây chi nhánh mới; và
2. Công ty có đủ tài chánh để trả lương cho người nhân viên này và đồng thời bắt đầu hoạt động tại Hoa Kỳ.

Thời gian tạm trú:
Thời hạn visa đầu tiên cho nhân viên sang Hoa Kỳ theo diện này là một năm và sau đó có thể xin cấp lại sau mỗi 2 năm đến tổng cộng là 7 năm.
Gia đình của nhân viên công ty

Nhân viên được chuyển việc sang Hoa Kỳ có thể mang theo vợ hoặc chồng và con cái dưới 21 tuổi và chưa lập gia đình. Những thành viên trong gia đình này có thể nộp đơn theo diện L-2 không định cư và, nếu được chấp thuận, họ sẽ được ở lại cùng khoảng thời gian như nhân viên của công ty.

Thay đổi vị trí tạm trú tại Hoa Kỳ:
Nếu người thân của nhân viên công ty hiện đã có mặt tại Hoa Kỳ cũng có thể nộp đơn để ở lại theo diện L-2 và; vợ hoặc chồng của nhân viên công ty cũng có thể nộp đơn xin phép làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu được chấp thuận, người vợ hoặc chồng có thể làm bất cứ việc gì hoặc nơi đâu theo diện L-2.

All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com

Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH CẢI TỔ DI TRÚ CỦA QUỐC HỘI

0129-Immigration-reform-marco-rubio_full_600

Vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến các đồng bào Việt Nam còn ở lại Hoa Kỳ nhưng giấy phép di trú hợp pháp của họ đã mãn hạn.

Sau đây là những chi tiết của kế hoạch cải tổ di trú của Quốc Hội:

1. Cho phép các di dân không có giấy tờ hợp pháp và đã sinh sống đều đặn ở Hoa Kỳ trước 31 Tháng 12, 2011 có quyền nộp đơn xin “Hộ Tịch Đăng Ký Tạm Trú” nếu họ chịu trả thuế lại và đóng $500 tiền phạt, và họ chưa từng bị kết án hoặc bị tuyên phạt trên 3 tội nhẹ, hoặc họ chưa từng bỏ phiếu bất hợp pháp. Những ai mang hộ tịch này sẽ có quyền làm việc cho bất cứ công ty nào và có thể đi lại ra khỏi nước Mỹ, nhưng họ sẽ không được hưởng được các quyền lợi công cộng của liên bang dựa trên thu nhập của họ.

2. 10 năm sau khi nhận được Hộ Tịch Đăng Ký Tạm Trú, những người này sẽ có đủ tư cách – tùy theo các hạn chế của an ninh tại biên giới và việc giải quyết hết các giấy tờ xuất cảnh còn đọng lại – để được tặng thưởng một thẻ xanh nếu họ làm việc tại Hoa Kỳ và biểu lộ được sự hiểu biết Anh Ngữ và đóng thêm $1000 tiền phạt nữa.

3. Cho phép các người xin đơn cho DREAM act và một số người làm nông xin thẻ xanh trong vòng 5 năm.

4. Tăng số thị thực H1-B được cấp hàng năm cho các người làm việc có kỹ năng cao từ 65,000 lên 110,000 để phòng ngừa việc những người này cạnh tranh với số lương của công dân Mỹ. Đặt ra một mức cao nhất cho các thị thực này là 180,000. (Cái mức này cho năm nay đã đạt tới chỉ trong vòng 5 ngày).

5. Đòi hỏi cần phải có thêm một cái “bóp cò” nữa để phòng ngừa việc các di dân mang Hộ Tịch Đăng Ký Tạm Trú trở thành có đủ điều kiện để xin được Hộ Tịch Thường Trú Hợp Pháp cho đến khi Bộ An Ninh Nội Địa (Department of Homeland Security) và Tổng Bộ Kiểm Soát (Comptroller General) chứng nhận rằng các chiến lược an ninh biên giới đã được hoạt động suôn sẻ, và hệ thống bắt buộc xác nhận việc làm đã được cài đặt xong xuôi.

* Đây KHÔNG PHẢI là đạo luật đã được thông qua, chỉ mơi là một đề xuất. Sẽ còn rất nhiều thảo luận về vấn đề này và các điều trong đề xuất này có thể thay đổi.

Để tìm hiểu thêm, xin liên lạc Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com
All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com


1 bình luận

XẾP HÀNG ĐỂ ĐƯỢC DI CƯ SANG HOA KỲ: AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC ƯU TIÊN NHẤT VÀ CÁI HÀNG ĐÓ DÀI BAO NHIÊU?

Volunteers Assist Immigrants With Citizenship Applications
Nếu nói đến một vấn đề di trú được tranh luận nhiều nhất thì đó phải là vấn đề này: Nếu một người di cư bất hợp pháp muốn được chính thức chấp nhận là hợp pháp, họ sẽ phải xếp hàng phía sau cùng. Tổng Thống Obama và các thành viên của Quốc Hội và Thượng Nghị Viện đã tiến triển cái ý tưởng về việc cho phép những người hiện sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ có quyền làm công dân bằng cách nói họ ra xếp hàng phía sau để mà chờ xin giấy phép. Nhưng thật ra những đang đứng xếp hàng để chờ? Và cái hàng đó dài bao nhiêu?

Trong thực tế, không có một cái hàng nào để các dân di cư có thể đứng vào và chờ đợi.
“Nói đến cùng thì cái hàng đó không có tồn tại trong hệ thống di trú chúng ta hiện có. Hệ thống hiện giờ có các diện di trú như: diện bảo lãnh gia đình và diện xin sang Mỹ làm việc, nhưng chính phủ lại hạn chế số người được phép di cư trong các diện này. Và cái hệ thống này thật sự không có hữu hiệu cho lắm.” Bà Annaluisa Padilla, một luật sư di trú cũng là thư ký của Hiệp Hội Luật Sư Di Trú nói về hệ thống di trú hiện tại.

2013-04_2245853_waitinglist_v1

Đây là bốn cách thức chính mà những người từ nước khác có thể trở thành công dân Mỹ:

Diện bão lãnh thân nhân: Một người sinh sống hợp pháp ở Mỹ và có đủ điều kiện có thể làm đơn xin cho phép mang thân nhân sinh đẽ từ nước khác sang Mỹ. Công dân Mỹ có thể xin thẻ xanh cho vợ chồng, cha mẹ, con cái, và anh em sang Mỹ. Cư dân có hộ khẩu thường trú hợp pháp hoặc những ai đã có thẻ xanh có thể làm đơn xin cho vợ chồng và con cái chưa lập gia đình của họ sang Mỹ. Số thị thực được cấp hàng năm: 226,000.

Diện Xin Ở Lại Làm Việc: Các công xưởng có thể xin giấy phép để người làm của họ có thể điền đơn xin hộ khẩu thường trú qua diện xin ở lại làm việc. Diện xin ở lại làm việc sau đó được chia ra thành các thể loại khác nhau như: người làm có kỹ năng và không có kỹ năng, hoặc người làm có bằng cấp cao. Số thị thực được cấp hàng năm: 140,000.

Diện Tị Nạn/Tị Nạn Chính Trị: Mỗi năm, Tổng Thống được sự hội ý của Quốc Hội để đặt ra một con số để cho phép người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ. Một năm sau đó, những người tị nạn này có thể điền đơn xin hộ khẩu thường trú có hợp pháp. Di dân không được xem là tị nạn hoặc tị nạn chính trị chỉ vì hoàn cảnh nghèo khó của họ hoặc kinh tế kém trong nước của họ. Số thị thực được cấp hàng năm: 90,000.

Xin Visa theo Diện Xổ Số: Chương trình xổ số xin visa hàng năm cho phép cấp 55,000 thẻ xanh cho người từ những nước có tỉ xố di trú sang Mỹ thấp. Các nước có tỉ số di cư sang Mỹ cao không xin được qua diện này. Người xin đơn phải có ít nhất là bằng trung học và hai năm kinh nghiệm làm việc. Số thị thực được cấp hàng năm: 55,000.

2013-04_2245853_waitingtime_v2

Theo Hội Hiệp Luật Sư Di Trú thì thời gian chờ đợi để được cấp thị thực còn tùy theo loại thị thực gì và đơn xin từ nước nào.
Thời gian chờ đợi còn được chia theo nhiều thể loại khác nhau, tùy theo người xin đơn là bà con hay người chồng bảo lãnh vợ, mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi, đã có gia đình hay chưa có gia đình, v.v… Tất cả mọi người nằm trong các thể loại này đều có mức thời gian chờ đợi khác nhau.

Một trong những lý do mà thời gian chờ đợi tùy theo từng nước khác nhau là vì nước Mỹ giới hạn số người di cư từ một nước nào đó, không cần biết có bao nhiêu đơn xin thị thực từ nước đó. Điều Luật Di Trú Toàn Quốc Của Năm 1965 đã thay đổi hệ thống chỉ tiêu, cho phép mỗi nước chỉ được “đóng góp” 7% của toàn bộ số hộ khẩu thường trú hoặc thẻ xanh được cấp trong nước Mỹ hàng năm.

2013-04_2245853_bycountry_v3

Bộ Ngoại Giao Mỹ ước đoán khoảng 4.4 triệu người vẫn còn đang chờ để lấy được hộ khẩu thường trú hợp pháp. Ước đoán này cho thấy cơ hội để lấy được giấy tờ hợp pháp này rất thấp. Thí dụ trong diện bảo lãnh anh em từ Phillipines có người đã bắt đầu thủ tục giấy tờ tư năm 1998 vẫn còn đang phải chờ đợi để được sang Mỹ. Còn diện bảo lãnh con cái chưa lập gia đình từ Mexico có thể đã và đang chờ đợi 20 năm qua.

Cho dù thời gian chờ đợi lên đến mấy niên kỹ như vậy, nhưng những ai muốn di cư qua Mỹ còn có thể còn phải chờ đợi lâu hơn nữa.

Để tìm hiểu thêm, xin liên lạc Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com
All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

TỔNG THỐNG OBAMA ĐÃ TÁI BAN HÀNH ĐẠO LUẬT VAWA (Violent Against Women Act)

5836863-young-woman

Tổng Thống Obama vừa tái ban hành Violent Against Women Act, được dịch là Đạo Luật Chống Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ vào ngày 7 Tháng 3, 2013. Việc làm này đã chấm dứt những nổ lực trong một năm qua để tái hành lại đạo luật này để nhằm cung cấp tiền quỹ cho các chương trình hỗ trợ cho việc trừng phạt tội bạo lực trong gia đình.

Ông Obama nói rằng, “Đây là một quốc gia nơi mọi người có quyền theo đuổi sự hạnh phúc và sự lựa chọn để sống một cách không cần sợ hãi bất cứ điều gì, cho dù chúng ta là ai và chúng ta yêu ai.”

Tổng Thống còn tuyên dương những nổ lực từ Phó Tổng Thống Biden, người đầu tiên sáng lập ra đạo luật này, và cũng là người đã bỏ nhiều công sức thúc đẩy việc tái hành lại đạo luật này mới đây.

“Thay mặt cho mọi người có mặt ở đây, và tất cả những ai đã cảm nhận được các tác động tích cực của Luật Chống Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ, tất cả những tấm mạng còn sống sót lại bỡi luật này, những cô gái được lớn lên và biết rằng họ có quyền sống không có sự hành hạ, thay mặt cho tất cả những họ và gia đình của họ, tôi muốn thành thật cám ơn Joe Biden đã biến căn nguyên này thành sự nghiệp của ông,” Tổng Thống Obama nói và sau đó còn khuyến khích mọi người có mặt ở hội trường đứng lên vỗ tay cho Phó Tổng Thống.

Bản chính của đạo luật VAWA đã hết hạn vào tháng 9, 2011, và những cuộc tranh luận về những điều khoản mới cho đạo luật này đã bị tắt nghẽn ở ở Quốc Hội cho đến nay.

Đảng Cộng Hòa đã chống lại đạo luật này trong Thượng Nghị Viện về những thay đỗi, nhưng sau đó đã đổi hướng khi biết rõ rằng Hạ Nghị Viện sẽ không thi hành bãn luật này của Quốc Hội. Bãn luật được thay đổi của Quốc Hội cũng đã trùng hợp với Đảng Cộng Hòa và loại ra điều khoản cho phép các nạn nhân không có quốc tịch của bạo lực trong gia đình lấy được thị thực một cách dễ dàng hơn.

Đứng đầu Đảng Cộng Hòa là Nghị Viên Darrel Issa của tiểu bang Cailifornia và Nghị Viên Tom Cole của Alabama đã ủng hộ bản luật của Quốc Hội thay vì bản luật của Thượng Nghị Viện. Họ cũng đã có mặt ở hội nghị hôm đó.

Tất cả các báo chí ủng hộ hai đảng đã rầm rộ rằng, “Việc tái hành Luật Chống Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ đã cho giới phụ nữ và tất cả các nạn nhân của bạo lực trong gia đình trên toàn Hoa Kỳ một sự an tâm rằng chính phủ này không bỏ rơi họ khi họ cần sự giúp đỡ,” Nghị Viên Louise Slaughter của Đảng Dân Chủ của tiểu bang New York, cũng là một tác giả của bản chính của đạo luật này, nói.

Thượng Nghị Sĩ Kelly Ayotte của Đảng Cộng Hòa của tiểu bang New Hampshire viết trên Twitter rằng bà ta rất “hài lòng” với việc ban hành đạo luật này của Tổng Thống Obama.

Để tìm hiểu thêm, xin liên lạc Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com
All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com


Bình luận về bài viết này

HỘI TỤ GIA ĐÌNH PHẢI LÀ MỘT PHẦN CỦA VẤN ĐỀ CẢI TỔ DI TRÚ

Reform

Có thể đây không phải là một pháp chế nổi tiếng, nhưng đừng coi thường vấn đề di trú có dính dáng đến gia đình. Lịch sử cho thấy tính tự lập và cân cù của các di dân đã trở thành một tính chất của nước Hoa Kỳ.

Các gia đình di dân là một bộ phận ít được nói tới của nền kinh tế của Hoa Kỳ. Họ là một guồn máy kích động sự thành công của những người đến sau và việc gia nhập cộng đồng. Từ khi đất nước Hoa Kỳ được thành lập, dân Hoa Kỳ dựa vào sự hỗ trợ của gia đình để tiến tới. Mọi người trong một gia đình đều chia sẽ sự cam kết với nhau và cam kết với đất nước. Nếu chúng ta coi thường cái sức mạnh diệu kỳ này là chúng ta sẽ phá hủy đi cái sức mạnh của nền kinh tế cũng như phá hoại cái đặc tính của nước Hoa Kỳ.

Con số các gia đình được cho phép di cư hiện có thật sự đã lỗi thời và không thích ngi đầy đủ với hiện tại. Ngoài ra, cái mức hiện có của những người được bảo lãnh và khi nào được cho phép bảo lãnh gia đình cùng với những khó khăn rào cản việc hội tụ gia đình chỉ phá hoại các cộng đồng hơn là bảo vệ chúng. Và nhất là khi chúng ta đã bắt đầu nhận thức được thế giới đang công nhận là gia đình bao gồm đồng tính luyến ái thì luật pháp di cư cũng nên được xử lý một cách công bằng.

Những di dân bị vướn vào vấn đề bảo lãnh gia đình họ thường thấy là việc bảo lãnh gia đình là vô ích cho đến khi họ đánh bại được trò chơi chờ đợi. Không như vấn đề thị thực việc làm (work visa) mà người có thị thực này có thể tìm cách xin ở lại cho đến khi họ có thể có được hộ khẩu, việc xin phép hội tụ gia đình lại không phải là chắc chắn lắm.

Thí dụ một người vợ hoặc trẻ em dưới tuổi vị thành niên của một người có giấy phép thường trú có thể phải chịu đựng sự xa cách nhau từ 2 tới 6 năm trước khi thị thực nhập cảnh được cấp; cho con cái đã trưởng thành, thời gian đó có thể kéo dài tới hai niên kỷ. Và hơn nữa, họ cũng đừng hòng có vợ chồng và gia đình riêng của họ vì cái thời gian đó có thể sẽ kéo dài hơn nữa, nếu giấy tờ của họ không bị bãi bỏ! Một trường hợp thí dụ là có một cô gái di cư sang Hoa Kỳ theo diện thị thực việc làm. Sau khi đám cưới với chồng ở nước ngoài cô ta phải chờ từ 2 tới 6 năm để có thể mang chồng của cô ta qua Hoa Kỳ. Và trong lúc chờ đợi, họ không được phép lấy thị thực thăm viếng (visitor visa) vì họ đã điền đơn xin phép di cư.

Thị thực hội tụ gia đình (family visa) chỉ được cấp cho các thành viên thân cận trong gia đình như: vợ chồng, con cái, cha mẹ (cho công dân Hoa Kỳ trên 21 tuổi), và anh chị em (cho công dân Hoa Kỳ). Anh chị em họ, cô, chú, bác, dì, dượng, ông, bà không được cấp thị thực này. Một khi con số thị thực được cấp đã quá mức, người xin phép di cư lại phải chờ cho tới năm sau nữa. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình đã nộp đơn xin di trú lại không thể nào xin phép thăm viếng Hoa Kỳ trong thời gian chờ đợi.

Nếu muốn tránh khỏi vấn đề này trong tương lai, sự cải tổ di trú phải không được xem là một trò chơi không người thắng. Lợi ích của việc hội tụ gia đình và bảo lãnh thân nhân không phải là một lợi ích riêng của ai cả, và Hoa Kỳ sẽ hưởng nhiều lợi ích nhất khi mọi việc trong hệ thống gia đình được hoạt động điều hòa.

Để tìm hiểu thêm, xin liên lạc Văn Phòng Luật Sư Jennifer Hà:

Điện thoại:
801-864-0307 (Tiếng Việt)
801-883-8204 (Tiếng Anh)
Email: jha@jljlawgroup.com
http://www.attorneyjenha.com
All rights reserved. http://www.attorneyjenha.com